* Cách mạng tư sản Anh
- Nguyên nhân:
+ Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.
=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.
+ Hình thức: nội chiến
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến
* Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Nguyên nhân:
+ Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.
+ Nguyên nhân trực tiếp: sự kiện chè Bô-xtơn.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.
+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống
* Cách mạng tư sản Pháp:
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc