Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng càng dùng nhiều điện thì giá mỗi số điện (1kWh) càng tăng theo các mức như sau
302
04/11/2023
Bài 7.17 trang 39 Toán 8 Tập 2: Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng càng dùng nhiều điện thì giá mỗi số điện (1kWh) càng tăng theo các mức như sau:
Mức 1: Tính cho số điện từ 0 đến 50.
Mức 2: Tính cho số điện từ 51 đến 100, mỗi số điện đắt hơn 56 đồng so với mức 1.
Mức 3: Tính cho số điện từ 101 đến 200, mỗi số điện đắt hơn 280 đồng so với mức 2.
…
Ngoài ra, người sử dụng còn phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng (thuế VAT).
Tháng vừa qua, gia đình bạn Tuấn dùng hết 95 số điện và phải trả 178 123 đồng. Hỏi giá của mỗi số điện ở mức 1 là bao nhiêu?
Trả lời
Gọi giá của mỗi số điện ở mức 1 là x (đồng) (x > 0).
Khi đó, giá của mỗi số điện ở mức 2 là: x + 56 (đồng).
Vì gia đình Tuấn dùng hết 95 số điện nên sẽ phải trả tiền cho 50 số điện đầu theo giá tiền của mức 1 và 45 số điện sau theo giá tiền của mức 2.
Số tiền mà gia đình Tuấn phải trả khi dùng 50 số điện ở mức 1 là 50x (đồng).
Số tiền mà gia đình Tuấn phải trả khi dùng 45 số điện ở mức 2 là 45(x + 56) (đồng).
Theo đề bài, ta có phương trình: 50x + 45(x + 56) + 10%[50x + 45(x + 56)] = 178 123
50x + 45x + 2 520 + 5x + 4,5x + 252 = 178 123
104,5x = 175 351
x = 1 678 (thỏa mãn).
Vậy mỗi số điện ở mức 1 có giá là 1 678 đồng.
Xem thêm các bài giải SGK Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Luyện tập chung (trang 37)
Bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số
Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng