Cụm từ “khúc độc hành” trong câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” được hiểu theo nghĩa nào?

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

                                                  Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

                                                  Áo bào thay chiếu, anh về đất,

                                                  Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

                                                                (Tây Tiến – Quang Dũng)

Cụm từ “khúc độc hành” trong câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” được hiểu theo nghĩa nào?

A. Khúc tráng ca tiễn đưa người anh hùng về với đất mẹ
B. Sự dữ dội, cuồn cuộn của sông Mã khi lũ về
C. Tiếng hát ai oán tiễn biệt đồng đội đã hi sinh của tác giả
D. Tiếng khèn đưa tiễn người lính đã hi sinh của người dân tộc

Trả lời
Chọn A.
Con sông Mã song hành cùng người lính Tây Tiến trên con đường chiến đấu, khi người lính “Áo bào thay chiếu anh về đất” thì con sông Mã chỉ còn lại một mình đơn độc, vì vậy “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” để tiễn đưa người bạn đồng hành của nó.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả