Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu

Vận dụng trang 67 Sinh học 11:

• Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu.

• Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.

• Thực hiện điều tra tiêm phòng dịch và hoàn thành bảng 9.1.

Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu

Trả lời

• Một số biện pháp để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu:

- Giữ chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất: ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, hạn chế ăn đồ chiên rán và đồ ngọt,…

- Giữ chế độ vận động điều độ.

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể: tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh mũi miệng đúng cách,…

- Tránh những tổn thương của cơ thể: tránh làm da bị xây xát; hạn chế các tác nhân gây tổn thương niêm mạc các cơ quan như miệng, mũi, dạ dày,…

• Một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời vì: Trong khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể, những kháng thể này sẽ được sản sinh và duy trì lâu dài trong cơ thể (trí nhớ miễn dịch). Bên cạnh đó, các chủng virus – tác nhân gây ra những bệnh này không có sự biến chủng (thay đổi tính kháng nguyên) liên tục. Do đó, hệ thống miễn dịch của những người đã từng mắc những bệnh này có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời. 

• Học sinh tiến hành điều tra thực trạng tiêm phòng dịch ở trường học và địa phương để hoàn thành bảng 9.1.

Bảng 9.1. Tình hình tiêm phòng dịch ở trường học hoặc tại địa phương

Tên bệnh

Các loại vaccine đã sử dụng

Tỉ lệ người tiêm vaccine

?

?

?

?

?

?

Lưu ý: Một số bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine mà học sinh có thể tiến hành điều tra thực trạng gồm: viêm gan B, ho gà, uốn ván, Covid-19, bạch hầu, lao, bại liệt, viêm màng não mủ, Rubella, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn,…

Xem thêm lời giải bài tập SGK Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Hô hấp ở động vật

Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Ôn tập chủ đề 1

Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

 

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả