Chuẩn bị Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, hai chiếc cốc, bình tràn, nước, rượu (hoặc nước muối)

Thực hành 2 trang 78 KHTN lớp 8:

Chuẩn bị

Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, hai chiếc cốc, bình tràn, nước, rượu (hoặc nước muối).

Tiến hành

1. Lắp đặt dụng cụ như hình 15.5a, đổ đầy nước vào bình tràn, treo cốc A chưa đựng nước và khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P1 của lực kế.

2. Nhúng khối nhôm vào bình tràn để khối nhôm chìm 12 trong nước, nước từ bình tràn chảy vào cốc B (hình 15.5b). Đọc số chỉ P2 của lực kế.

3. Đổ nước từ cốc B vào cốc A (hình 15.5 c) và điều chỉnh khối nhôm chìm 12 trong nước. Đọc số chỉ P3 của lực kế.

4. So sánh số chỉ của lực kế khi đổ nước từ cốc B vào cốc A với số chỉ của lực kế khi khối nhôm chưa được nhúng chìm trong nước.

5. Lặp lại các bước thí nghiệm trên khi nhúng khối nhôm chìm hoàn toàn trong nước.

6. Rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ lớn của lực đẩy Acsimet và thể tích phần chìm trong nước của khối nhôm.

7. Lặp lại các bước các bước từ 1 đến 6 với rượu hoặc nước muối.

Chuẩn bị Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, hai chiếc cốc, bình tràn, nước, rượu

Trả lời

- Khi các em làm theo các bước 1, 2, 3 ta thu được các giá trị P1, P2, P3.

- So sánh số chỉ ta thấy: P1 = P3.

- Lặp lại các bước thí nghiệm trên khi nhúng khối nhôm chìm hoàn toàn trong nước. Ta cũng thu được số chỉ của lực kế khi đổ nước từ cốc B vào cốc A với số chỉ của lực kế khi khối nhôm chưa được nhúng chìm trong nước.

- Nhận xét về mối liên hệ giữa độ lớn của lực đẩy Acsimet và thể tích phần chìm trong nước của khối nhôm: Thể tích phần chìm trong nước của khối nhôm càng lớn thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật càng lớn.

- Lặp lại các bước các bước từ 1 đến 6 với rượu hoặc nước muối: Ta cũng thu được kết quả tương tự.

Xem thêm lời giải bài tập SGK KHTN lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả