Giải KHTN lớp 8 Bài tập Chủ đề 3
Bài tập 1 trang 90 KHTN lớp 8: Một vật hình lập phương có cạnh 5 cm và trọng lượng 30 N sẽ gây một áp suất là bao nhiêu khi đặt lên mặt sàn nằm ngang?
Trả lời:
Đổi 5 cm = 0,05 m
Diện tích mặt bị ép là S = 0,05 . 0,05 = 0,0025 m2
Vật gây ra một áp suất khi đặt vật lên mặt sàn nằm ngang là:
Bài tập 2 trang 90 KHTN lớp 8: Vì sao khi uống sữa trong hộp sữa giấy bằng ống hút, nếu hút bớt không khí trong hộp, vỏ hộp sẽ bị bẹp theo nhiều phía
Trả lời:
Nếu hút bớt không khí trong hộp thì áp suất bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất khí quyển mà khí quyển tác dụng một áp suất lên vật trên Trái Đất theo mọi phía, vì vậy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
Bài tập 3 trang 90 KHTN lớp 8: Trong xây dựng, khối lượng riêng của các vật liệu là một thông số mà kiến trúc sư cần tính đến. Một công ti cung cấp thông tin về các loại vật liệu xây dựng, trong đó có nêu: “Kính dày 10 mm: khối lượng riêng 25 kg/m2”. Thuật ngữ “khối lượng riêng” của kính cung cấp trong thông tin của công ty có chính xác không? Tính khối lượng của một vách kính dùng loại kính này, biết kích thước của vách là 2,5 m x 3 m.
Trả lời:
- “Khối lượng riêng” của kính cung cấp trong thông tin của công ty chưa chính xác. Sửa lại: Kính dày 10 mm: khối lượng riêng 2500 kg/m3.
- Khối lượng của một vách kính (với kích thước của vách là 2,5 m x 3 m) dùng loại kính 10 mm là
m = D . V = D . S . h = 2500 . 2,5 . 3. 10 . 10-3 = 187,5 kg
Bài tập 4 trang 90 KHTN lớp 8: Vì sao tàu chở hàng có thể nổi trên nước? Vì sao người ta có thể đo tổng trọng lượng hàng hóa trên tàu dựa vào đo - khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước?
Trả lời:
- Tàu chở hàng có thể nổi trên nước do nguyên lý của lực đẩy Archimedes. Lực đẩy Archimedes được tạo ra bởi chất lỏng hoặc khí khi một vật thể được đặt trong đó. Nếu trọng lượng của vật thể nhỏ hơn lực đẩy Archimedes tạo ra, vật thể sẽ nổi trên bề mặt của chất lỏng hoặc khí đó. Tàu chở hàng được thiết kế để có thể nổi trên nước với lực đẩy đủ lớn để đối phó với trọng lượng của tàu và hàng hóa.
- Người ta có thể đo tổng trọng lượng hàng hóa trên tàu dựa vào đo khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước bởi lý thuyết của nguyên lý Archimedes. Khi một tàu nằm trên mặt nước, lực đẩy Archimedes sẽ tương đương với trọng lượng lượng nước bị tàu chiếm chỗ. Theo đó, khi trọng lượng hàng hóa trên tàu được tăng lên, tàu sẽ chìm thấp hơn trong nước và làm thể tích nước bị chiếm chỗ. Khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước sẽ thay đổi tương ứng với khối lượng hàng hóa trên tàu. Bằng cách đo khoảng cách này, người ta có thể tính toán được độ lớn lực đẩy Archimedes từ đó gián tiếp tính được khối lượng hàng hóa trên tàu.
Bài tập 5 trang 90 KHTN lớp 8: Dùng xẻng nào trong hình 1 khi ấn sâu vào đất sẽ dễ dàng hơn? Vì sao?
Trả lời:
Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng. Do đó sẽ ấn sâu vào đất dễ dàng hơn.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi liên quan
- Tàu chở hàng có thể nổi trên nước do nguyên lý của lực đẩy Archimedes. Lực đẩy Archimedes được tạo ra bởi chất lỏng hoặc khí khi một vật thể được đặt trong đó. Nếu trọng lượng của vật thể nhỏ hơn lực đẩy Archimedes tạo ra, vật thể sẽ nổi trên bề mặt của chất lỏng hoặc khí đó. Tàu chở hàng được thiết kế để có thể nổi trên nước với lực đẩy đủ lớn để đối phó với trọng lượng của tàu và hàng hóa.
Xem thêm
Vật gây ra một áp suất khi đặt vật lên mặt sàn nằm ngang là: p=F/S=P/S=30/0,0025=12000 N/m^2
Xem thêm
m = D . V = D . S . h = 2500 . 2,5 . 3. 10 . 10^(-3) = 187,5 kg
Xem thêm
Điện tích của tụ sau khi được sạc bằng pin 12 V:
Q = C1U1 = 4700.10–6.12 = 0,0564 (C)
Năng lượng tụ điện đã chuyển qua đèn:W=0,2538J
Xem thêm
Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng. Do đó sẽ ấn sâu vào đất dễ dàng hơn.
Xem thêm
a) Hai tụ điện ghép song song, điện dung của bộ tụ: C// = C1 + C2 = 100 + 50 = 150 µF
b) Do hai tụ điện mắc song song nên hiệu điện thế giữa hai bản mỗi tụ điện
U = U1 = U2 = 12V
c) Điện tích của mỗi tụ điện:
Q1 = C1U1 = 100.10–6.12 = 1,2.10–3 (C)
Q2 = C2U2 = 50.10–6.12 = 6.10–3 (C)
Xem thêm
Nếu hút bớt không khí trong hộp thì áp suất bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất khí quyển mà khí quyển tác dụng một áp suất lên vật trên Trái Đất theo mọi phía, vì vậy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
Xem thêm
Độ lớn cường độ điện trường: E= 2 V/m
Xem thêm
a) Hai quả cầu tích điện hút nhau nên hai quả cầu tích điện trái dấu. Do quả cầu thứ nhất mang điện tích âm nên quả cầu thứ hai mang điện tích dương.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài tập Chủ đề 3
Được cập nhật 04/10/2023
886 lượt xem