Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa a. Trong cuộc sống có rất nhiều giây
109
31/12/2023
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa
a. Trong cuộc sống có rất nhiều giây phút tươi đẹp khiến ta nhớ mãi. Đó có thể là một chuyến dạo chơi công viên, khi ta cùng người bạn thân lặng ngắm những khóm hoa tươi đẹp khoe sắc bên hồ.
b. Văn nghị luận yêu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chúng ta thường cảm thấy văn nghị luận khó viết, thật ra đây là kiểu bài dễ viết nhất so với văn biểu cảm và văn miêu tả vì dàn ý của bài văn nghị luận mang tính khuôn mẫu và tương đối ổn định.
Trả lời
a. Đoạn văn mắc lỗi thiếu hụt chủ đề (nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn).
Cách sửa: Trong cuộc sống có rất nhiều giây phút tươi đẹp khiến ta nhớ mãi. Đó có thể là một chuyến dạo chơi công viên, khi ta cùng người bạn thân lặng ngắm những khóm hoa tươi đẹp khoe sắc bên hồ. Đó có thể là hình bóng của ông bà lom khom bắt sâu, tỉa lá để mùa sau vườn cam quả lại lúc lỉu đầy cành. Những khoảng khắc đơn sơ nhưng tuyệt với ấy là những kỉ niệm đẹp, mãi không phai trong lòng mỗi người.
b. Đoạn văn mắc lỗi lạc chủ đề vì câu chủ đề nói về đặc điểm của văn nghị luận nhưng câu thứ hai lại nói về dàn ý của kiểu bài này.
Cách sửa: Văn nghị luận yêu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong văn nghị luận là hệ thống luận điểm trình bày quan điểm cá nhân của người viết về vấn đề đang bàn luận. Sau đó, để làm rõ từng luận điểm, người viết cần đưa ra lí lẽ để giải thích và bằng chứng để chứng minh tính đúng đắn, tăng tính thuyết phục cho ý kiến.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại)
Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi)
Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ)
Bài 4: Những di sản văn hóa (Văn bản thông tin)
Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (Chèo/ tuồng)
Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ)