Câu hỏi trang 90 Địa Lí 10: 1. Gợi ý một số nội dung
377
11/04/2023
Câu hỏi trang 90 Địa Lí 10: 1. Gợi ý một số nội dung
- Một số thành tựu nổi bật của một trong những ngành công nghiệp đã học.
- Một trung tâm công nghiệp hoặc một khu công nghiệp có nhiều thành công trong quá trình hoạt động.
- Tác động của một hoạt động công nghiệp tới môi trường và hướng xử lí.
- Một lĩnh vực hoạt động công nghiệp trong tương lai,...
Trả lời
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM
Nguồn nhiên liệu sơ cấp cho phát điện từ than đá, dầu khí đang ngày dần cạn kiệt. Phát triển năng lượng bền vững là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng/điện lâu dài và giảm thiểu các tác động đến môi trường. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió với tiềm năng rất lớn đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam đang được biết đến như một mẫu hình trong khu vực về chính sách khuyến khích và sự phát triển rất nhanh của năng lượng tái tạo.
1. Chính sách mua điện và ưu đãi đối với điện gió
Tại Việt Nam, Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện từ năng lượng tái tạo, nhất là nguồn điện gió đã có các chính sách ưu đãi từ 10 năm trước: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí:
- Nhà đầu tư được huy động vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện gió.
- Các dự án điện gió được hưởng các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Dự án điện gió được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ưu đãi về hạ tầng đất đai: Các dự án điện gió và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại thời điểm giao nhận (tương đương 7,8 US cents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Nhà nước hỗ trợ giá điện cho bên mua điện đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 1,0 US cents/kWh (đã bao gồm trong 7,8 US cents/kWh) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
2. Đặc điểm tiềm năng điện gió Việt Nam
Việt Nam với đặc điểm địa lý lợi thế, đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km và khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, đã được khảo sát và đánh giá có tiềm năng gió lớn trong khu vực. Việc xây dựng các nhà máy điện gió là một giải pháp hợp lý, đóng góp tăng đáng kể nguồn sản xuất điện của Việt Nam trong những năm tới.
Theo Bản đồ Gió Toàn cầu (Global Wind Atlas) ước tính, hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65 m và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s. Điều này tương ứng với tiềm năng tài nguyên gió là 512 GW và 110 GW. Tiềm năng kỹ thuật của điện gió trên bờ vào khoảng 42 GW phù hợp với dự án điện gió quy mô lớn.
Tiềm năng gió ngoài khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ do địa hình bờ biển dài và gió ngoài khơi thường có tốc độ cao, ổn định hơn. Hạ tầng cho điện gió ngoài khơi và lưới điện cũng ít bị hạn chế bởi vấn đề sử dụng đất.
Tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ
Giữ liệu gió theo GIZ
Điện gió trên bờ của Việt Nam được chia thành 6 vùng. Theo tổng hợp, công suất điện gió trên bờ đã được phê duyệt và đang trình bổ sung quy hoạch như sau:
BẢNG QUY HOẠCH ĐIỆN GIÓ CÁC VÙNG DỰ KIẾN TỚI NĂM 2030
Tên vùng
|
Đã được bổ sung quy hoạch (MW)
|
Đã đăng ký đầu tư (MW)
|
Bắc bộ
|
|
|
Bắc Trung bộ
|
|
372
|
Trung Trung bộ
|
560
|
2 522
|
Tây Nguyên
|
286,8
|
10 174
|
Nam Trung bộ
|
2 030
|
2 461
|
Nam bộ
|
2 099
|
14 775
|
Toàn quốc
|
4 975,8
|
30 304
|
Điện gió ngoài khơi: Theo báo cáo của Viện Năng lượng năm 2020, tổng tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của nước ta là khoảng 160 GW, trong đó Quảng Ninh (11 GW); Hà Tĩnh (4,4 GW); Ninh Thuận (25 GW); Bình Thuận (42 GW); Trà Vinh (20 GW).
Viện nghiên cứu Năng lượng bền vững (ISF) ước tính tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam có thể lên tới 609 GW, giả thiết chỉ tính đến các khu vực ven biển với độ sâu tối đa là 50 m và khoảng cách tối đa từ bờ là 70 km (dựa trên dữ liệu khí tượng năm 2015). Hệ số công suất điện gió ở Việt Nam ước tính trung bình vào khoảng 36% cho khu vực trên bờ và 54% ngoài khơi.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Bài 32: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề công nghiệp
Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải
Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn