Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc như thế nào
85
28/11/2023
Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 100 — 103), từ câu 10 đến câu 25 và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc như thế nào?
Trả lời
Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ hết sức đơn giản nhưng sâu sắc của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc thông qua quan niệm của Nguyễn Đình Chiều:
- Quan niệm về quốc gia, dân tộc gắn với ý thức hệ tư tưởng Nho giáo truyền thống: Quốc gia gắn với chế độ quân chủ, vua (chúa) nhận mệnh trời để thực thi quyền cai trị thiên hạ, lo lắng cho muôn dân. “Nước nhà ta” vì thể có chủ quyền bất khả xâm phạm; dân giữ lòng trung với vua, ơn vua cũng chính là trung với xã tắc, ơn đất nước.
- “Tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” mà dân chúng được hưởng ở đời là lẽ tự nhiên, hợp với chân lí, đạo nghĩa. Kẻ vi phạm chân lí đó chính là bạo tặc phi nghĩa, nhân dân sẽ lên án và sẵn sàng xả thân bảo vệ đất nước, cũng là bảo vệ cuộc sống của mình.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí
Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin
Bài 9: Lựa chọn và hành động