Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của

Luyện tập 2 trang 121 KTPL 11: Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân? Vì sao?

a. K cố tình đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà ông Y khiến mọi người trong nhà không thể mở cửa đi ra ngoài.

b. A tự ý mở cổng một nhà ven đường để vào nhặt quả bóng minh làm rơi. 

c. Ông T khoá cửa phòng trọ, không cho T vào vi chậm đóng tiền thuê nhà.

d. Bảo vệ chung cư cùng một số cư dân đã phá cửa căn hộ để kịp thời đưa hai em bé đang leo trèo ở lan can ban công xuống trong khi người lớn đi vắng.

Trả lời

- Trường hợp a. Hành vi của K không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân mà chỉ vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ. Người dân chỉ có quyền đối với phần diện tích đất theo ranh giới của nhà mình, còn hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do Nhà nước quản lí. Do đó, hành vi đỗ xe khiến người nhà ông Y không thể mở cửa đi ra ngoài của K không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. (Khi K cố tình đỗ xe để ngăn cản, cấm gia đình ông Y vào nhà thì mới vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.)

- Trường hợp b. Hành vi của A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Hành vi của A chưa được sự đồng ý của chủ nhà nên đó là sự xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác, vi phạm quy định của pháp luật.

- Trường hợp c. Hành vi của ông T là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Phòng trọ cũng là chỗ ở hợp pháp của công dân, được pháp luật thừa nhận. Khi người thuê trọ đã trả tiền để thuê phòng thì đây là chỗ ở hợp pháp của họ. Người cho thuê nhà không được tự ý ngăn cản họ vào nhà (trừ trường hợp có lí do hợp lí, ví dụ trước đó hai bên đã có điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà là nếu người thuê trọ chậm đóng tiền nhà trong thời gian bao lâu thì chủ nhà được phép khoá cửa phòng trọ, không cho người thuê trọ vào nhà ở).

- Trường hợp d. Hành vi của bảo vệ cùng một số cư dân chung cư không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Đây là tình huống khẩn cấp, liên quan đến mạng sống của hai em bé nên không thể trì hoãn. Mặt khác, người lớn trong nhà cũng đi vắng nên bảo vệ và những người xung quanh không thể trực tiếp thông báo, xin phép, nếu chờ tìm số điện thoại để liên hệ thì có thể sẽ xảy ra những hậu quả xấu (ví dụ: hai em bé bị ngã xuống dưới).

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả