c) Ta có: a(t) = s''(t) = 6t – 12.
Gia tốc của vật tại thời điểm t = 4 giây là a(4) = 6 . 4 – 12 = 12 (m/s2).
d) Ta có khi t = 1 hoặc t = 3 thì vật đứng yên.
Do đó, ta cần tính riêng rẽ quãng đường vật đi được trong từng khoảng thời gian [0; 1], [1; 3], [3; 5].
Ta có: f(0) = 03 – 6 . 02 + 9 . 0 = 0; f(1) = 13 – 6 . 12 + 9 . 1 = 4;
f(3) = 33 – 6 . 32 + 9 . 3 = 0; f(5) = 53 – 6 . 52 + 9 . 5 = 20.
Từ thời điểm t = 0 giây đến thời điểm t = 1 giây, vật đi được quãng đường là:
|f(1) – f(0)| = |4 – 0| = 4 (m).
Từ thời điểm t = 1 giây đến thời điểm t = 3 giây, vật đi được quãng đường là:
|f(3) – f(1)| = |0 – 4| = 4 (m).
Từ thời điểm t = 3 giây đến thời điểm t = 5 giây, vật đi được quãng đường là:
|f(5) – f(3)| = |20 – 0| = 20 (m).
Tổng quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu tiên là 4 + 4 + 20 = 28 (m).
e)
Xét a(t) = 0, tức là 6t – 12 = 0 ⇔ t = 2.
Với t ∈ [0; 2) thì gia tốc âm, tức là vật giảm tốc.
Với t ∈ (2; 5] thì gia tốc dương, tức là vật tăng tốc.