Biểu đồ dưới đây biểu diễn số áo phông và áo sơ mi một cửa hàng bán được theo bốn mùa trong năm
87
07/01/2024
Bài 2 trang 116 SBT Toán 10 Tập 1: Biểu đồ dưới đây biểu diễn số áo phông và áo sơ mi một cửa hàng bán được theo bốn mùa trong năm.
Hãy kiểm tra xem các phát biểu sau là đúng hay sai. Tại sao?
a) Vào mùa hạ, số lượng áo phông bán được gấp 3 lần số lượng áo sơ mi.
b) Vào mùa xuân, số áo sơ mi bán được nhiều gấp 1,5 lần số áo phông.
c) Trong cả năm, tổng số áo sơ mi bán được nhiều hơn tổng số áo phông.
d) Tổng số áo sơ mi và áo phông bán được vào mùa thu là thấp nhất so với các mùa khác.
Trả lời
+) Phát biểu a) là sai vì dựa vào biểu đồ đã cho ta thấy: vào mùa hạ, số lượng áo sơ mi bán được 350 bộ và số lượng áo phông bán được là 550 bộ và . Từ đó ta suy ra được, số lượng áo phông bán được không gấp 3 lần số lượng áo sơ mi bán được.
+) Phát biểu b) là đúng. Dựa vào biểu đồ, ta thấy: vào mùa xuân, số áo sơ mi bán được là 450 bộ và số áo phông bán được là 300 bộ và .
Nên suy ra số áo sơ mi bán được đúng gấp 1,5 lần số áo phông bán được.
+) Phát biểu c) là đúng. Dựa vào biểu đồ ta thấy, trong cả năm, tức là trong cả 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), số áo sơ mi bán được là:
450 + 350 + 300 + 400 = 1 500 (bộ)
Còn số áo phông bán được là:
300 + 550 + 350 + 250 = 1 450 (bộ)
Nên suy ra tổng áo sơ mi bán được trong cả năm nhiều hơn tổng áo phông.
+) Phát biểu d) là sai. Vì dựa vào biểu đồ ta tính được:
Tổng áo phông và áo sơ mi bán được trong mùa thu là: 300 + 350 = 650 (bộ).
Tổng áo phông và áo sơ mi bán được trong mùa xuân là: 450 + 300 = 750 (bộ).
Tổng áo phông và áo sơ mi bán được trong mùa hạ là: 350 + 550 = 900 (bộ).
Tổng áo phông và áo sơ mi bán được trong mùa đông là: 400 + 250 = 650 (bộ).
Vậy suy ra tổng áo sơ mi và áo phông bán được trong mùa thu chưa phải là thấp nhất so với các mùa còn lại vì nó bằng với mùa đông.
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối chương 5
Bài 1: Số gần đúng và sai số
Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ
Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu
Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu
Bài tập cuối chương 6