Bạn Đức chơi trò ném đồng xu vào trong vòng tròn như Hình 3: ⦁ Lượt chơi thứ nhất (ném đồng xu 2 lần): một đồng xu rơi vào phần trong (hình tròn màu trắng), một đồng xu rơi vào phần ngoài (h

Bạn Đức chơi trò ném đồng xu vào trong vòng tròn như Hình 3:

Lượt chơi thứ nhất (ném đồng xu 2 lần): một đồng xu rơi vào phần trong (hình tròn màu trắng), một đồng xu rơi vào phần ngoài (hình vành khăn màu đen); tổng số điểm đạt được là 17 (điểm).

Lượt chơi thứ hai (ném đồng xu 5 lần): hai đồng xu rơi vào phần trong, ba đồng xu rơi vào phần ngoài, tổng số điểm đạt được 41 (điểm).

Bạn Đức chơi trò ném đồng xu vào trong vòng tròn như Hình 3:  ⦁ Lượt chơi thứ nhất (ném đồng xu 2 lần): một đồng xu rơi vào phần trong (hình tròn màu trắng), một đồng xu rơi vào phần ngoài (hình vành khăn màu đen); tổng số điểm đạt được là 17 (điểm).  ⦁ Lượt chơi thứ hai (ném đồng xu 5 lần): hai đồng xu rơi vào phần trong, ba đồng xu rơi vào phần ngoài, tổng số điểm đạt được là 41 (điểm).  Tính số điểm ấn định cho phần trong, phần ngoài. (ảnh 1)

Tính số điểm ấn định cho phần trong, phần ngoài.

Trả lời

Gọi số điểm ấn định cho phần trong là x (điểm), 0 < x < 17.

Số điểm ấn định cho phần ngoài là 17 ‒ x (điểm).

Ở lượt chơi thứ hai, hai đồng xu rơi vào phần trong được số điểm là 2x (điểm) và ba đồng xu rơi vào phần ngoài được số điểm là 3(17 – x) (điểm).

Tổng số điểm đạt được ở lượt chơi thứ hai là 2x + 3(17 – x) (điểm).

Do đó, ta có phương trình: 2.x + 3.(17 ‒ x) = 41.

Giải phương trình:

2.x + 3.(17 ‒ x) = 41

2x + 51 ‒ 3x = 41

2x ‒ 3x = 41 ‒ 51

x = 10 (thỏa mãn điều kiện).

Vậy số điểm ấn định cho phần trong là 10 điểm, số điểm ấn định cho phần ngoài là 17 ‒ 10 = 7 điểm.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả