Bạn có nhận xét gì về sự biến đổi của những hình ảnh trong kí ức được tái hiện lần lượt qua các khổ thơ

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đọc lại văn bản Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn có nhận xét gì về sự biến đổi của những hình ảnh trong kí ức được tái hiện lần lượt qua các khổ thơ?

Trả lời

Ở khổ thơ đầu, được gợi cảm hứng từ tiếng hò thân quen đã trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại về nỗi thương nhớ, nỗi cô đơn, hiu quạnh, lạnh lẽo của người tù. Tiếng hò ấy đã gợi ra biết bao nỗi nhớ, kí ức về hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê hiện về trong tâm trí tác giả. Không chỉ nhớ về đồng quê, Tố Hữu còn nhớ tới hình ảnh con người lao động – những người dân nơi thôn quê cần cù, giản dị mà chất phác, họ đã quen với việc “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Nhà thơ tiếp tục bày tỏ nỗi nhớ thương da diết của mình qua các chi tiết, hình ảnh: giọng hò, sương, lúa, tiếng xe lùa nước,….

Tất cả đều là mang một sự thân quen của nơi quê hương xa xôi, cách trở. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ- chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình. Và sau những thoáng tủi hổ, buồn thương ấy, người chiến sĩ lại thiết tha với tình yêu cuộc sống, anh ấy lại dũng cảm kiên trì, đấu tranh với những phút giây yếu mềm để vượt qua nó.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể

Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận

Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả