♦ Yêu cầu a)
- Di sản mà ông B để lại là 1/2 số tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng ông (tức là 400 triệu đồng).
- Việc phân chia tài sản của ông A theo di chúc là đúng, vì: theo Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015: người lập di chúc có quyền:
+ Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
+ Phân định di sản cho từng người thừa kế.
- Theo em, ông A cần để lại một phần tài sản của mình cho bà B (vợ ông A).
- Dù trong di chúc, ông A không để lại tài sản cho bà B, nhưng theo quy định của pháp luật dân sự, bà B vẫn có quyền được hưởng một phần di sản của ông A.
♦ Yêu cầu b)
- Trong trường hợp 2, ông C có thể để lại tài sản cho con gái Y qua hình thức lời nói miệng, vì: theo Điều 624 và 629 Bộ luật Dân sự 2015:
+ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
+ Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
- Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, để di chúc này của ông C có hiệu lực và được coi là hợp pháp, thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Ông C thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.
+ Ngay sau khi ông C thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ông C thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.