a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì? b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?

Đọc và trả lời câu hỏi:

Hoa sầu riêng

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngả. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

MAI VĂN TẠO

a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?  b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn? (ảnh 1)

Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

ĐOÀN GIỎI

a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?  b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn? (ảnh 2)

a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?

c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?

Trả lời

a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng: Giới thiệu về loài cây định miêu tả, sẽ viết ở trong đoạn văn đó.

b) So với câu mở đoạn, các câu tiếp theo có quan hệ chặt chẽ, có liên quan. Miêu tả các bộ phận và các thành phần nhỏ hơn của cây đã giới thiệu ở câu mở đoạn.

c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên có sự khác nhau:

          + Ở đoạn văn 1: miêu tả hương thơm – màu sắc – bộ phận.

          + Ở đoạn văn 2: miêu tả lá cây trong từng mùa – miêu tả chi tiết trong từng mùa lá cây có gì.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả