1/ Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể
238
15/04/2023
Câu hỏi trang 72 KTPL 10:
1/ Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp trên ?
2/ Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?
3/ Nêu ví dụ minh hoạ cho các đặc điểm của pháp luật.
Trả lời
Yêu cầu số 1:
- M bị xử phạt vì đã sử dụng xe máy tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Trong trường hợp của N, tính quy phạm phổ biến thể hiện:
+ Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Người tử 16 tuổi đến 18 tuổi được sử dụng xe dưới 50cm, Quy định này được áp dụng đối với tất cả mọi người, ở mọi nơi. Bất kì người nào khi tham gia giao thông đều phải thực hiện. Đây là thể hiện của tỉnh quy phạm phổ biến.
+ N (15 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ.
+ Việc N bị cảnh sát giao thông xử phạt đối với N vì có hành vi vi phạm là sự thể hiện tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
Yêu cầu số 2:
- Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm pháp luật phải được thể hiện thông qua hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong trường hợp của N, các quy định áp dụng đối với N được thể hiện trong Luật Giao thông đường bộ.
Yêu cầu số 3: Ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật do nhà nước ban hành
- Ví dụ về tính quy phạm phổ biến pháp luật: Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần.
- Ví dụ về tinh quyền lực, bắt buộc chung: Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước ( Đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, …..) Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều luật đã quy định.
- Ví dụ về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm. Như: điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:
+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi
+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi
+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi
+ Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi, 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam