Cách rửa mũi cho bé an toàn và hiệu quả

Ở trẻ nhỏ, đường hô hấp của trẻ ngắn. Khi bị viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, trẻ dễ bị tắc mũi. Trẻ dễ có các biểu hiện như: phải thở bằng đường miệng, ngừng bú để thở, khó ngủ, chảy dịch mũi một bên.

Video: Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách

Nếu không rửa mũi để trẻ dễ thở và thở qua đường mũi, trẻ sẽ có nguy cơ viêm đường hô hấp sâu hơn, viêm phế phản phổi, viêm tiểu phế quản, thậm chí viêm tai giữa. Ngược lại, rửa mũi đúng cách tại nhà là bước chăm sóc quan trọng cho trẻ, giúp trẻ thở được dễ dàng, và ngăn ngừa các biến chứng nặng.

Sau đây là cách rửa mũi hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Dụng cụ và dung dịch rửa

  • Một khăn lông dày hoặc miếng đệm lót giường Caryn
  • 2 khăn sữa lau mặt, mũi
  • 1 lọ nước muối sinh lý (NaCl 09%) đóng chai 500 ml 
  • 1 cốc sạch
  • Xy lanh 5ml-10ml-20ml. Trẻ nhỏ không quá 3 tháng, dùng bơm 5-10ml. Trẻ lớn dùng bơm 10-20ml

Các bước tiến hành rửa mũi cho bé

Bước 1: Tư thế 

Trẻ dưới 1 tuổi: Rải miếng đệm Caryn/ khăn bông dày, đặt đầu trẻ nằm trên miếng đệm lót nghiêng đầu sang 1 bên

Hình: Trẻ nhỏ dưới 3 tháng, rửa mũi cho trẻ ở tư thế nằm, đầu nghiêng một bên. Nguồn: Child Safety Expect Hình: Trẻ nhỏ dưới 3 tháng, rửa mũi cho trẻ ở tư thế nằm, đầu nghiêng một bên. Nguồn: Child Safety Expect 

 Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Đặt trẻ ở tư thế ngồi, đầu cúi 450 xuống bồn rửa hoặc khay hứng nước.

Hình: Rửa mũi cho trẻ lớn trên 1 tuổi. Nguồn: InsiderHình: Rửa mũi cho trẻ lớn trên 1 tuổi. Nguồn: Insider

 Bước 2: Đặt 1 tay đỡ dưới đầu trẻ, nghiêng đầu sang 1 bên

Bước 3: Quấn 2 khăn sữa trước ngực

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Một tay đỡ dưới đầu trẻ, nghiêng đầu trẻ sang 1 bên 

Bước 4: Đổ nước muối sinh lý ra cốc, dùng xy lanh hút nước muối đầy bơm

Bơm từ từ, nhẹ nhàng nước muối vào bên trong lỗ mũi để nước chảy thành dòng, chảy ra qua lỗ mũi bên dưới, dừng lại cho tới khi dịch chảy ra trong.

Bước 5Dùng khăn sữa lau khô miệng, mũi trẻ

Bước 6: Lặp lại với lỗ mũi bên kia

Lưu ý khi rửa mũi cho bé

Tiến hành rửa mũi cho trẻ nếu có các biểu hiện viêm tắc mũi: ngừng bú để thở, khó ngủ, thở bằng miệng, có dịch chảy ra từ mũi. Thở bằng đường miệng thay vì thở qua mũi có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp nặng hơn.

Việc tiến hành rửa mũi hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của trẻ, đặc biệt là trẻ trên một tuổi. Trong tường hợp trẻ sợ hãi, không hợp tác, việc rửa mũi cho trẻ bằng xy lanh và bơm có thể không hiệu quả vì thường hay gây viêm tai giữa do nước muối trào ngược vào lỗ tai trong. Trong trường hợp khó, hoặc nếu như ba mẹ không tự tin về kỹ năng rửa mũi cho trẻ, có thể tiến hành bằng phương pháp sau sẽ an toàn và thận trọng hơn: Nhỏ 5-6 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi, đợi 1-2 phút để làm loãng đờm, nhầy. Dùng dụng cụ hút mũi hút hết dịch. Lặp lại tới khi dịch trong chảy ra. Tùy vào độ tiếp nhận của trẻ, để ba mẹ lựa chọn cách phù hợp chăm sóc cho con.

Khi bơm dung dịch nước muối, tránh bơm quá mạnh và đột ngột vì trẻ có thể bị ngừng thở, hoặc nước mũi trào lên trên gây viêm tai giữa.

Khi trẻ bị tắc mũi, đã tiến hành rửa mũi tại nhà hai ngày, nhưng tình trạng tắc mũi không cải thiện, hoặc có một trong các dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám sớm

Các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

  • Sốt 
  • Bỏ bú, 
  • Ho nhiều,
  • Li bì, 
  • Tắc mũi không cải thiện sau rửa mũi 2-3 ngày

Xem Thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!