Cách nhận biết khí NO2
I. Cách nhận biết khí NO2
- Đặc điểm của khí NO2 là có màu nâu đỏ.
- Cách nhận biết: Làm lạnh rồi đưa về nhiệt độ ban đầu.
- Hiện tượng: Khi làm lạnh màu nâu đỏ nhạt dần sau đó mất màu, khi hết làm lạnh lại xuất hiện màu nâu đỏ.
2NO2 (nâu đỏ) ⇄ N2O4 (không màu)
- Ngoài ra, có thể nhận biết bằng cách: Sục khí vào nước, sau đó cho mẩu Cu vào dung dịch. Thấy mẩu đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Phương trình hóa học:
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Khí NO không màu sinh ra hóa nâu ngay ngoài không khí:
2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
- Lưu ý: Khí NO2 gây độc cho con người. Nếu hàm lượng khí NO2 trong cơ thể cao sẽ gây hiện tượng thiếu oxy trong máu dễ dẫn đến tình trạng cơ thể choáng váng, thậm chí có thể ngất hoặc tử vong.
II. Mở rộng
Khí NO2 cũng có thể tạo mưa axit. Khi khí NO2 gặp hơi nước trong không khí sẽ tạo thành axit nitric (HNO3).
Khí NO2 cũng có vài công dụng như:
+ Trong sản xuất thịt chế biến sẵn người ta thường bổ sung NO2 để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hư tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do bị ôi thiu.
+ Ngoài ra, việc bổ sung NO2 có tác dụng giúp thịt có màu đỏ tươi, đẹp bắt mắt, giữ được màu đỏ tươi dù đã qua chế biến ở nhiệt độ cao và làm thịt có mùi đặc trưng hơn.
III. Bài tập nhận biết khí NO2
Bài 1: Phân biệt các khí sau: NO2, CO2, CO bằng phương pháp hóa học?
Hướng dẫn giải:
- Dẫn các khí lần lượt qua CuO đun nóng, hiện tượng thu được:
+ Chất rắn màu đen chuyển dần sang màu đỏ: CO
CO + CuO Cu + CO2↑
+ Không hiện tượng: NO2, CO2
- Sục hai khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong:
+ Dung dịch xuất hiện vẩn đục: CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
+ Không thấy khí thoát ra: NO2.
4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Bài 2: Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí sau: CO2, Cl2, NO2, H2, SO2.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào màu sắc của khí, ta nhận biết được:
+ Khí NO2 có màu nâu đỏ.
+ Khí Cl2 có màu vàng lục.
+ Các khí còn lại (CO2, H2, SO2) không màu.
- Dẫn các khí qua dung dịch nước brom, hiện tượng:
+ Dung dịch nước brom mất màu: SO2
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
+ Không hiện tượng: H2, CO2
- Dẫn lần lượt hai khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong, hiện tượng:
+ Dung dịch xuất hiện vẩn đục: CO2
+ Không hiện tượng: H2.
Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác: