Cách nhận biết dung dịch muối halogenua chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu bài viết Cách nhận biết dung dịch muối halogenua đầy đủ, chi tiết nhất. Từ đó, sẽ giúp bạn giải các bài tập nhận biết và phân biệt các dung dịch muối halogenua. Dạng bài tập này thường hỏi về các muối halogenua như NaCl; NaBr, NaI,... Mời bạn đọc tham khảo:

Cách nhận biết dung dịch muối halogenua

 I. Cách nhận biết muối halogenua

-  Để nhận biết muối halogenua ta sử dụng dung dịch bạc nitrat (AgNO3). Phản ứng sẽ cho kết tủa có màu đặc trưng.

Tổng quát: Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)

Ag+ + Br- → AgBr (↓ vàng nhạt)

Ag+ + I- → AgI (↓ vàng đậm)

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa có màu đặc trưng.

+ Một số phương trình hóa học minh họa:

KBr + AgNO→ AgBr (↓vàng nhạt) + KNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3

Chú ý: 

- Muối AgF tan trong nước.

- Nếu các dung dịch đem nhận biết đều là cùng một loại muối halogenua, ta cần dựa vào phản ứng đặc trưng của các cation trong dung dịch để nhận biết.

II. Mở rộng

- Ngoài ra ta có thể sử dụng tính chất  “Halogen có tính oxi hóa mạnh đẩy halogen có tính oxi hóa yếu hơn ra khỏi muối” để nhận biết muối halogenua.

Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2

+ Cụ thể sử dụng Cl2 sục vào dd muối Br thấy dung dịch chuyển màu đỏ nâu (màu của dung dịch Br2).

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Nếu Cl2 hoặc Br2 sục vào dung dịch muối I-thấy dung dịch có màu tím đen. Có thể nhỏ thêm hồ tinh bột sau khi sục clo (dung dịch chuyển màu xanh do tạo iot).

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

+ F2 không tác dụng được với muối của các halogen khác.

III. Bài tập nhận biết muối halogenua

Câu 1: Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl, KI, ZnBr2, Mg(NO3)2.

A.dung dịch AgNO3

B.dung dịch NaOH

C.giấy quỳ tím

D.dung dịch NH3

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Trích mẫu thử của mỗi dung dịch ra từng ống nghiệm có đánh số tương ứng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng mẫu thử để nhận biết:

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl →  AgCl ( trắng) +HNO3

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng đậm là KI: 

AgNO3 + KI AgI (vàng đậm) + KNO3

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng nhạt là ZnBr2

2AgNO3+ZnBr2→ Zn(NO3)2 + 2AgBr(vàng nhạt)

+ Dung dịch khi cho AgNO3 không có hiện tượng gì là Mg(NO3)2

Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: NaCl, KBr, NaI, KF?

A. Quỳ tím 

B. H2

C. AgNO

D. HCl

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Trích mẫu thử của mỗi dung dịch ra từng ống nghiệm có đánh số tương ứng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng mẫu thử để phân biệt

+ Xuất hiện kết tủa trắng: NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓trắng) + NaNO3

+ Xuất hiện kết tủa vàng nhạt: KBr

KBr + AgNO→ AgBr (↓vàng nhạt) + KNO3

+ Xuất hiện kết tủa vàng đậm: NaI

NaI + AgNO3 → AgI (↓vàng đậm) + NaNO3

+ Không có hiện tượng gì: KF

Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác:

Cách nhận biết muối hiđrocacbonat

Cách nhận biết dung dịch muối sunfua

Cách nhận biết dung dịch muối amoni

Cách nhận biết dung dịch muối axetat

Cách nhận biết dung dịch muối cromat

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!