Video: 14 lý do gây đau bụng dưới ở phụ nữ.
Tính chất đau có thể là:
- Căng tức
- Đau nhức
- Ngắt quãng
- Chói
Khí hư có thể là hiện tượng bình thường. Âm đạo sản xuất khí hư như một cách để tự làm sạch và duy trì sự cân bằng độ pH. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến độ pH của âm đạo, điều này có thể dẫn đến thay đổi khí hư. Khí hư bất thường có thể có:
- Mùi hôi
- Vón đặc giống như pho mai
- Màu bất thường, như vàng hoặc xanh lá cây
Dưới đây là 11 nguyên nhân có thể gây ra đau bụng dưới và khí hư.
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở âm đạo do vi khuẩn gây ra.
Nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV)
Nhiễm HPV là một bệnh nhiễm vi rút lây truyền giữa người với người khi tiếp xúc trực tiếp qua da
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra ở cổ tử cung.
Đau bụng kinh
Kinh nguyệt xảy ra khi bong niêm mạc tử cung mỗi tháng. Đau bụng, căng tức và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt là biểu hiện bình thường.
Nhiễm trùng vùng chậu
Bệnh nhiễm trùng vùng chậu là một nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản của nữ giới.
Nhiễm trùng roi âm đạo trichomonas
Trichomonas là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Nó rất phổ biến.
Nhiễm nấm
Nhiễm nấm âm đạo hay còn gọi là bệnh nấm Candida thường gặp ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm ngứa dữ dội, sưng tấy và kích ứng.
Chửa ngoài tử cung
Trong trường hợp chửa ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh không di chuyền vào buồng tử cung. Thay vào đó, nó có thể bám vào ống dẫn trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể - bị viêm và kích ứng.
Chảy máu tử cung do rối loạn chức năng
Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng là một tình trạng có thể gặp ở hầu hết mọi phụ nữ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Đây là một tình trạng gây chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt thông thường.
Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ xảy ra khi bạn mất kiểm soát co thắt bàng quang.
Khi nào cần đi khám?
Hãy đi khám ngay nếu đau bụng dưới dữ dội, liên tục và bạn đang bị sốt, buồn nôn, nôn hoặc đau ngực.
Đến các cơ sở y tế khám nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Khí hư có máu không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đau bụng dưới kéo dài hơn 24 giờ
- Đau khi quan hệ tình dục
- Sút cân không rõ nguyên nhân
Hãy đến cơ sở y tế nếu bạn nghĩ rằng bạn cần được khám và điều trị ngay lập tức.
Cách điều trị
Điều trị các triệu chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng như viêm nhiễm vùng chậu hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm tại chỗ hoặc thuốc uống cho bệnh nhiễm nấm.
Bác sĩ sẽ quyết định điều trị HPV hoặc ung thư cổ tử cung dựa trên mức độ nặng của tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Chăm sóc tại nhà
Bạn có thể thực hiện những điều sau tại nhà để giúp kiểm soát các triệu chứng của mình:
- Chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước để giúp giảm các tác động xấu do nhiễm trùng âm đạo.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton sạch sẽ và giữ vệ sinh vùng kín.
- Không thụt rửa âm đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm vùng âm đạo, chẳng hạn như dung dịch vệ sinh khử mùi.
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết các triệu chứng.
- Uống đầy đủ thuốc theo quy định.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen, để giảm đau bụng dưới.
Dự phòng đau bụng dưới và khí hư
Thực hiện vệ sinh sạch sẽ và thói quen tình dục an toàn có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng này. Những ví dụ bao gồm:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Tránh căng thẳng quá mức
- Giữ âm đạo sạch sẽ và khô ráo
- Hạn chế thụt rửa vì có thể gây kích ứng các mô âm đạo
- Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh
Điều quan trọng nữa là duy trì lối sống lành mạnh. Ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Xem thêm :