Bố cục Về chính chúng ta
Chia văn bản thành 2 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “được xây dựng kĩ lưỡng”: Mối quan hệ giữa con người và thế giới:
- Đoạn 2: Còn lại: Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Tóm tắt tác phẩm Về chính chúng ta
Văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lô Rô-ve-li đã lí giải giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, từ đó khẳng định: con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.
Nội dung chính Về chính chúng ta
Văn bản đã giải giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, qua đó khẳng định rằng con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.
Tác giả, tác phẩm Về chính chúng ta
I. Tác giả
- Các-lô Rô-ve-li sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.
- Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ.
- Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học.
II. Tác phẩm văn bản Về chính chúng ta
1. Thể loại: Văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”.
- Cuốn sách nối tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới. Không chỉ là một cuốn cẩm nang súc tích về vật lí học hiện đại, cuốn sách còn chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó, khoa học, triết học, văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hòa, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới này.
3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận + Thuyết minh
4. Tóm tắt văn bản Về chính chúng ta
Văn bản trrình bày quan điểm của tác giả về vấn đề vai trò của con người trong thế giới tự nhiên.
5. Bố cục văn bản Về chính chúng ta
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ngôi sao trong các thiên hà”: Con người là chủ thể quan sát thế giới và là nhà sáng lập bức tranh về thực tại được mô tả lại.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “một ví dụ nhỏ bé”: Sự tồn tại của con người là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó.
- Đoạn 3: Còn lại: Tự nhiên là nhà của con người và sống trong tự nhiên nghĩa là con người đang ở nhà của mình.
6. Giá trị nội dung văn bản Về chính chúng ta
- Văn bản Về chính chúng ta chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người.
- Ở đó khoa học, triết học văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hoà, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới.
7. Giá trị nghệ thuật văn bản Về chính chúng ta
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.
Đọc tác phẩm Về chính chúng ta
[…] Chúng ta có vai trò gì không với tư cách là những con người biết nhận thức, ra quyết định, cười và khóc, trong toàn cảnh thế giới vĩ đại mà vật lí đương đại mô tả? Nếu thế ý của tác giả khi đặt giỏi là một đảm lượng tử phù du của không gian và vật chất, một trò chơi ghép hình mênh mông của không gian và các hạt cơ bản, thì chúng ta là gì đây? Phải chăng chúng ta cũng chỉ gồm các lượng tử và hạt? Nếu vậy thì tù đâu chúng ta có được cảm nhận về sự tồn tại của chính mình và cả tính độc nhất mà ta luôn có thể xác nhận? Và khi đó giá trị của chúng ta, những mơ ước, cảm xúc và tri thúc cá nhân của chúng ta... là gì đây? Chúng ta là gì trong cái thế giới vô tận và sinh động này?
Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong vài trang giấy. Đó là một câu hỏi rất khó. Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. Nhưng nếu né tránh hay phớt lờ câu hỏi ấy, thì theo tôi sẽ là bỏ sót những điều rất cốt lõi. Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.
“Chúng ta", con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này; những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại. Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi, nhờ nỗ chúng ta truyền đi các hình ảnh, các công cụ, thông tin và kiến thức.
Nhưng chúng ta còn là một bộ phận hữu cơ của thế giới mà ta cảm nhận được; chúng ta không phải người quan sát đúng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong nó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ảnh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong các thiên hà.
Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó. Điều này ngày càng rõ ràng qua nhiều thế kỉ, nhưng đặc biệt sáng rõ trong thế kỉ vừa qua. Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, rồi hoá ra không phải vậy. Chúng ta từng nghĩ rằng mình là thứ tổn tại duy nhất, một chủng loài tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông. Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vẻn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé. Nó cần học hỏi để làm một người giữa những người khác. Noi guong những người khác và những thứ khác nữa, chúng ta học được mình là ai.
[...] Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới. Chỉ là phản ánh được ít hay nhiều mà thôi, nhưng quả thực nó phản ánh thế giới mà chúng ta sống trong đó. Cách kết nối giữa chúng ta và thế giới không phải là cái làm chúng ta đặc biệt hơn phần còn lại của tự nhiên. Mọi vật đều không ngừng tương tác với nhau, và khi làm thế, mỗi người trong chúng ta đều mang theo dấu vết của cái mà ta đã tương tác; và theo nghĩa ấy, mọi vật không ngừng trao đổi thông tin về nhau.
Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thúc hay chủ quan hết; nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác. Một giọt mua chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta (về cái đã làm cho tôi giống với cha của mình); và não của tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.
Chất liệu căn bản làm nên tư duy của chúng ta là tập hợp vô cùng phong phú các thông tin được tích luỹ, trao đổi và không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng.
[...] Các giá trị đạo đức của chúng ta, cảm xúc của chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng mang tính hiện thực không kém vì là một phần của tự nhiên, vì được chia sẻ với thế giới động vật, hay vì được quyết định bởi sự tiến hoá mà loài chúng ta đã trải qua suốt hàng triệu năm. Vì thế, chúng còn có giá trị hơn nữa: chúng có thực. Chúng là cái hiện thực phức tạp đã tạo nên chúng ta. Thục tại của chúng ta là những giọt nước mắt và nụ cười, lòng biết ơn và vị tha, sự trung thành và phản bội, là quá khứ luôn ám ảnh chúng ta và sự thanh thản. Thục tại của chúng ta được làm nên từ xã hội của chúng ta, từ cảm xúc nhờ âm nhạc đem lại, từ các mạng lưới kiến thúc chung đan dệt phong phú mà chúng ta cùng nhau xây đắp. Tất cả là một phần của chính cái “tự nhiên” đồng nhất mà chúng ta đang mô tả.
Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó. Đó là những gì chúng ta đã học hỏi được từ hiểu biết không ngừng tăng lên về mọi sự vật của thế giới này.
Chính là vì cái tự nhiên đồng nhất, nên điều khiến cho chúng ta thật sự trở thành
người không có nghĩa là chúng ta tách khỏi tự nhiên. Đó là một dạng thức mà tự nhiên đã thể hiện tại hành tinh của chúng ta, trong tương tác vô tận các kết hợp của nó, thông qua các tác động qua lại và trao đổi các tương quan và thông tin giữa các bộ phận của nó.
Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phúc tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thúc mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ,... Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngô khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất. Sự sống trên Trái Đất chỉ mang lại một dư vị thoảng qua của những gì có thể xảy ra trong vũ trụ. Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ.
[...] Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình. [...]
[..] Một phần bản tính của chúng ta là yêu thương và lương thiện. Một phần bản tính của chúng ta là khao khát được hiểu biết nhiều hơn nữa và luôn học hỏi. Tri thức của chúng ta về thế giới không ngừng tăng lên.
[..] Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mông những gì chưa biết, rục sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn.
Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Bố cục Tính cách của cây (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Con đường không chọn (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Một đời như kẻ tìm đường (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Mãi mãi tuổi hai mươi (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức