Bố cục Bạch Đằng hải khấu
Chia văn bản thành 4 phần:
- Phần 1: 2 câu đề: Không gian rộng lớn của sông Bạch Đằng
- Phần 2: 2 câu thực: Dấu ấn lịch sử vẻ vang trên dòng sông này
- Phần 3: 2 câu luận: Những anh hùng hào kiệt trên sông Bạch Đằng.
- Phần 4: 2 câu kết: Hồi tưởng về quá khứ dĩ vãng oanh liệt.
Tóm tắt tác phẩm Bạch Đằng hải khấu
Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.
Nội dung chính Bạch Đằng hải khấu
Vẻ đẹp không gian rộng lớn, kì vĩ của sông Bạch Đằng, nơi đã chứng kiến bao thay đổi vang dội, lịch sử của dân tộc cũng là nơi. Tác giả đứng trước dòng sông và hồi tượng lại những quá khứ, dĩ vãng một thời không khỏi nuối tiếc, xót xa.
Tác giả, tác phẩm Bạch Đằng hải khấu
I. Tác giả
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.
- Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt
+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
II. Tác phẩm Bạch Đằng hải khẩu
1. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
3. Tóm tắt văn bản Bạch Đằng hải khẩu
Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.
4. Bố cục văn bản Bạch Đằng hải khẩu
- Phần 1: 2 câu đề: Không gian rộng lớn của sông Bạch Đằng
- Phần 2: 2 câu thực: Dấu ấn lịch sử vẻ vang trên dòng sông này
- Phần 3: 2 câu luận: Những anh hùng hào kiệt trên sông Bạch Đằng.
- Phần 4: 2 câu kết: Hồi tưởng về quá khứ dĩ vãng oanh liệt.
5. Giá trị nội dung văn bản Bạch Đằng hải khẩu
- Văn bản “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược.
- Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi bộc lộ lòng man mác bâng khuâng.
6. Giá trị nghệ thuật văn bản Bạch Đằng hải khẩu
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.
- Thể thơ thất ngôn linh hoạt sáng tạo.
Đọc tác phẩm Bạch Đằng hải khấu
Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm tha lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vàm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng…
Ý nghĩa nhan đề Bạch Đằng hải khấu
“Bạch Đằng Hải Khẩu” có nghĩa là cửa biển Bạch Đằng. Nhan đề như nói rõ được chủ đề trung tâm của bài thơ.
Vẻ đẹp không gian rộng lớn, kì vĩ của sông Bạch Đằng, nơi đã chứng kiến bao thay đổi vang dội, lịch sử của dân tộc cũng là nơi. Tác giả đứng trước dòng sông và hồi tượng lại những quá khứ, dĩ vãng một thời không khỏi nuối tiếc, xót xa.
Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Bố cục Dục Thúy sơn (2024) chính xác nhất lớp 10- Kết nối tri thức
Bố cục Ngôn chí bài 3 (2024) chính xác nhất lớp 10- Kết nối tri thức
Bố cục Người cầm quyền khôi phục uy quyền (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Dưới bóng hoàng lan (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức
Bố cục Một chuyện đùa nho nhỏ (2024) chính xác nhất lớp 10 - Kết nối tri thức