Tác giả, tác phẩm Cảnh khuya
I. Tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.
+ Hồ Chí Minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn.
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
II. Tìm hiểu tác phẩm Cảnh khuya
1. Thể loại
- Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Thời gian: 1947.
- Địa điểm: Tại chiến khu Việt Bắc.
- Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm.
4. Bố cục bài thơ Cảnh khuya
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc.
- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người.
5. Giá trị nội dung
- Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Sử dụng điệp từ.
- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cảnh khuya
1. Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
+ Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.
+ Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: Tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:
+ Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
+ Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.
=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.
2. Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu:
+ Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
+ Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà “Người chưa ngủ”.
+ Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
+ Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
IV. Đọc bài thơ Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương
Tác giả tác phẩm: Xa ngắm thác núi Lư
Tác giả tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió
Tác giả tác phẩm: Bên bờ Thiên Mạc
Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya