Aspirin có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, nghiên cứu cho thấy gần một phần ba số người mắc COVID-19 được chăm sóc đặc biệt đã gặp các biến chứng có thể gây tử vong, nguyên nhân là do đông máu quá mức.

Nghiên cứu mới cho thấy rằng một liều aspirin thấp có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng ở những bệnh nhân mắc COVID-19.

  • Nhiều bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện trong tình trạng đông máu quá mức, có khả năng dẫn đến tử vong. 
  • Một nghiên cứu thí điểm trên các bệnh nhân nhập viện cho thấy aspirin liều thấp chống đông máu có thể làm giảm nhu cầu phải thở máy, áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt cũng như nguy cơ tử vong. 
  • Do vậy, một nghiên cứu lâm sàng lớn hơn là vô cùng cần thiết để xác nhận tính đúng sai của những phát hiện trên. 

Một nghiên cứu khác thì cho thấy phần lớn số bệnh nhân trong đó đã có máu “dính” bất thường và dễ đông lại.

Jonathan Chow, MD, trợ giảng khoa gây mê và hồi sức tích cực tại Trường Y khoa và Khoa học Sức khỏe Đại học George Washington ở Washington, DC cho biết: “Khi chúng tôi tìm hiểu về mối liên hệ giữa những cục máu đông và COVID-19, chúng tôi thấy rằng aspirin - được sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ và đau tim - có thể có một tầm quan trọng nhất định đối với bệnh nhân COVID-19”.

Bằng cách “làm loãng” máu, aspirin giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông (hay huyết khối) có thể gây tắc nghẽn ở các mạch máu đến tim, não, phổi và các cơ quan quan trọng khác. 

Một hạn chế được công nhận rộng rãi của aspirin là mặc dù được coi như một phương pháp điều trị dự phòng nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. 

Tuy nhiên, với chi phí thấp và những bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả tổng thể của aspirin đối với bệnh tim mạch, Tiến sĩ Chow và các đồng nghiệp của ông đã quyết định thực hiện một nghiên cứu thí điểm trên những bệnh nhân nhập viện vì mắc COVID-19.

Phân tích của họ đã cho thấy dùng một liều thấp aspirin ngay trước hoặc sau khi nhập viện có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phải thở máy, áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt cũng như nguy cơ tử vong tại bệnh viện đối với bệnh nhân đó. 

Đồng thời, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu ở các bệnh nhận đó. Tiến sĩ Chow nói: “Aspirin có chi phí thấp, dễ tiếp cận, đã và đang được hàng triệu người sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe. Nghiên cứu này là một chiến thắng to lớn cho những ai đang tìm cách giảm thiểu rủi ro từ một số tác động nguy hiểm nhất của COVID-19”. 

Ngoài việc giúp ngăn ngừa đông máu, aspirin còn làm giảm nồng độ phân tử mang tín hiệu miễn dịch được gọi là interleukin-6 (IL-6) hoặc cytokine trong máu. Phân tử này liên quan đến các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch (hay “cơn bão cytokine”), có thể ảnh hưởng đến những người mắc COVID-19 đang được chăm sóc đặc biệt. 

Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Anesthesia & Analgesia.

Thiết kế nghiên cứu 

Nguồn: iStockNguồn: iStock Các tác giả nhấn mạnh rằng những nhà nghiên cứu khác sẽ cần tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên để xác nhận phát hiện của họ. 

Nghiên cứu thử nghiệm lại của họ đã phân tích hồ sơ của 412 người lớn mắc COVID-19 nhập viện tại một trong những bệnh viện ở Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020. 

Trong số những người này, 98 người đã dùng aspirin trong tuần trước khi nhập viện hoặc trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhập viện. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh kết quả của họ với kết quả của 314 người khác không dùng aspirin. 

Những bệnh nhân trên đã dùng aspirin với liều trung bình hàng ngày là 81 miligam và thời gian điều trị trung bình là 6 ngày. 

Khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã tính đến cả các biến số khác mà được nhiều nhà khoa học chỉ ra là có ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng hơn của COVID-19, bao gồm tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, chủng tộc, bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. 

Kết quả thu được là sử dụng aspirin có thể giảm: 

  • 43% nguy cơ nhập viện chăm sóc đặc biệt 
  • 44% nguy cơ thở máy  
  • 47% nguy cơ tử vong trong bệnh viện

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khuyến cáo: 

“Cho đến khi một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về aspirin được thực hiện, bắt buộc phải có sự chủ động và cân bằng một cách thận trọng với những rủi ro đã biết và lợi ích tiềm năng của aspirin ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19.” 

Các cục máu đông lớn và nhỏ  

Nguồn: Adobe StockNguồn: Adobe Stock Điều thú vị là các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về huyết khối giữa nhóm dùng aspirin và không dùng aspirin. Huyết khối quá mức là thuật ngữ chỉ các cục máu đông lớn hiển thị trong những hình ảnh chẩn đoán tiêu chuẩn. 

Tuy nhiên, họ thấy rằng đa số trường hợp huyết khối ở hai nhóm đều thấp, điều này làm hạn chế độ tin cậy về thống kê của phát hiện này. 

Ngoài ra, họ lưu ý rằng các cục máu đông nhỏ, được gọi là microthrombi, rất khó phát hiện nếu không sử dụng các kỹ thuật hình ảnh chuyên khoa và đạt tiêu chuẩn hơn. 

Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng số lượng mẫu của họ là khiêm tốn và nghiên cứu chỉ là quan sát, có nghĩa là nó không thể chứng minh chắc chắn rằng aspirin làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở những bệnh nhân nhập viện. 

Ví dụ, những người dùng aspirin có thể đã điều trị các phương pháp y tế khác nhau do triệu chứng ban đầu của họ khác nhau, điều này cũng sẽ làm sai lệch kết quả. 

Các nhà nghiên cứu cũng không thể không tính đến các loại thuốc khác mà nhiều người đã sử dụng có thể làm tăng nguy cơ đông máu, chẳng hạn như thuốc tránh thai và liệu pháp hormone thay thế (HRT). 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!