70 Bài tập về Mắt cận và mắt lão (có đáp án năm 2023) - Vật lí 9

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Mắt cận và mắt lão Vật lí 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 9, giải bài tập Vật lí 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Kiến thức cần nhớ

1. Mắt cận

a. Những biểu hiện của tật cận thị

- Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.

- Người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa (nếu mắt không điều tiết).

Ví dụ:

+ Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường.

+ Ngồi dưới lớp không nhìn rõ chữ viết ở trên bảng.

b. Cách khắc phục tật cận thị

Đeo kính cận để có thể nhìn rõ những vật ở xa.

+ Kính cận là thấu kính phân kì.

+ Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (Cv) của mắt.

2. Mắt lão

a. Những biểu hiện của mắt lão

- Mắt lão là mắt của người già.

- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.

- Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.

b. Cách khắc phục tật mắt lão

Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần.

+ Kính lão là thấu kính hội tụ.

+ Kính lão phù hợp cho ảnh của vật nằm ở vùng nhìn rõ của mắt.

 

Bài tập tự luyện có hướn dẫn

Bài 1 : Biết tiêu cự của kính cận bằng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.

Lời giải:

Chọn D.

Vì kính cận là thấu kính phân kì, kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn là điểm nhìn rõ xa nhất của mắt khi không điều tiết nên đáp án D đúng.

Bài 2 : Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a) Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính,

b) Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính, còn khi đi đường không thấy đeo kính,

c) Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một kính,

d) Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính, còn khi đọc sách lại không đeo kính,

1. kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mắt.

2. ông ấy bị cận thị.

3. mắt ông ấy còn tốt, không có tật.

4. mắt ông ấy là mắt lão.

Lời giải:

a - 3      b - 4      c - 2      d - 1

Bài 3 : Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?

Lời giải:

Người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50cm vì người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn tức là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy khi không điều tiết.

Bài 4 : Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Gợi ý: Dựng ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

Lời giải:

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ (ảnh 1)

Giả sử OA = d = 25cm; OF = f = 50cm; OI = AB;

- Vì khi đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm nên ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ phải trùng với điểm cực cận Cc của mắt: OCc = OA’

- Vì ΔA’B’F’ ~ ΔOIF’ nên: 

OIA'B'=OF'A'F'=OF'A'O+OF'

- Vì ΔOAB ~ ΔOA’B’nên: 

ABA'B'=OAOA'

- Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật)

 Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ (ảnh 1)

 OCc = OA' = OF = 50cm. Như vậy điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm.

Bài 5: Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật lão thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Lời giải:

Chọn C.

Vì người bình thường sẽ nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra mà người này nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra nên mắt bị mắc tật lão thị.

Bài 6 : Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật lão thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Lời giải:

Chọn A.

Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm còn người lão thị thì nhìn được các vật cách mắt xa hơn 25cm nên mắt nhìn được như trên là mắt bình thường không mắc tật gì.

Bài 7 : Một người có khả năng nhìn rõ các vật trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật lão thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Lời giải:

Chọn B.

Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm nên người nhìn rõ các vật từ 15cm trở ra đến 40cm là bị cận thị.

Bài 8 : Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính; khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật lão thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Lời giải:

Chọn C.

Vì khi mắt bị lão thị chỉ nhìn được các vật ở xa, phải đeo kính là thấu kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.

Bài 9 : Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a) Người có mắt tốt thì nhìn rõ được những vật

b) Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được

c) Mắt người già không nhìn rõ được các vật ở

d) Kính cận là thấu kính phân kì, còn kính lão là

1. gần mắt. Cho nên, khi đọc sách, người già phải đeo kính lão.

2. thấu kính hội tụ.

3. các vật nằm trong một khoảng khá hẹp trước mắt; chẳng hạn, từ 15cm đến 40 cm trước mắt.

4. nằm trước mắt từ khoảng cách 25cm trở ra.

Lời giải:

a - 4      b - 3      c - 1      d - 2

Bài 10 : Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a) Kính cận là thấu kính

b) Mắt lão là mắt của người già. Mắt lão không nhìn rõ

c) Kính lão là

d) Người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật trước mắt, cách mắt từ

1. thấu kính hội tụ. Kính lão càng "nặng" có tiêu cự càng ngắn.

2. 25cm đến vô cùng.

3. phân kì. Kính cận càng "nặng" có tiêu cự càng ngắn.

4. các vật ở gần.

Lời giải:

a - 3      b - 4      c - 1      d - 2

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!