6 loại thực phẩm chức năng và thảo mộc tốt nhất cho người mắc xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng cholesterol, canxi và các chất khác trong cơ thể tích tụ lại thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch và gây tắc nghẽn mạch, từ đó ngăn chặn dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, đặc biệt là tim và não.

Video Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng ăn uống 

Xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận và sa sút trí tuệ. Nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch cho đến hiện tại vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy vậy, những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu và không tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một yếu tố có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc căn bệnh này. 

Xơ vữa động mạch và cholesterol 

Nguồn ảnh: universityhealthnews.comSơ vỡ động mạch 

Một số thực phẩm chức năng, phần nhiều có nguồn gốc từ thực vật, có thể giúp điều trị xơ vữa động mạch, chủ yếu thông tác động lên nồng độ cholesterol trong máu.

Để gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, cholesterol máu cao không phải yếu tố duy nhất, nhưng là yếu tố đóng vai trò chủ đạo. 

Có hai loại cholesterol chính. Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) - được gọi là cholesterol “xấu”, và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) - được gọi là cholesterol “tốt”. Mục tiêu trong việc điều trị cholesterol và các vấn đề liên quan là giữ nồng độ LDL ở mức thấp và tăng nồng độ HDL. 

Cholesterol toàn phần trong máu phải dưới 200 miligam trên decilit (mg/dL) LDL cholesterol phải dưới 100 mg/dL, trong khi HDL cholesterol phải trên 60 mg/dL. 

Chiết xuất atisô  

Nguồn ảnh: nawon.com.vnHoa atiso Chiết xuất atisô, đôi khi được gọi là chiết xuất lá atisô. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất atisô có thể giúp tăng lượng cholesterol “tốt” và giảm lượng cholesterol “xấu”. 

Chiết xuất atisô có dạng viên nang, viên nén và cồn thuốc. Liều lượng khuyến nghị của loại thực phẩm này phụ thuộc vào dạng bào chế mà bạn dùng. Tuy vậy, không có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng bạn có thể dùng quá liều atisô. 

Tỏi  

Nguồn ảnh: eatthis.comTỏiTỏi đã được ghi nhận có tác dụng cải thiện triệu chứng nhiều bệnh, từ ung thư vú đến hói đầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tỏi và sức khỏe tim mạch vẫn còn nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu đánh giá năm 2009 kết luận rằng tỏi không làm giảm cholesterol, nhưng một nghiên cứu tương tự năm 2014 cho thấy rằng tỏi có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim. Một nghiên cứu khác năm 2012 tiết lộ rằng chiết xuất tỏi già, khi kết hợp với coenzyme Q10, làm chậm sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch

Dù thế nào thì trong mọi trường hợp, tỏi sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Bạn có thể ăn tỏi sống, nấu chín, hoặc dùng dưới dạng viên nang hoặc viên nén. Thành phần tạo nên công dụng kỳ diệu của tỏi là allicin, đây cũng chính là thành phần tạo nên mùi của tỏi.

Niacin

Nguồn ảnh: healthbenefitstimes.comNiacinNiacin còn được gọi là vitamin B3. Niacin được tìm thấy trong các loại thực phẩm như gan, thịt gà, cá ngừ, cá hồi và cũng được bào chế như một loại thực phẩm chức năng. 

Các bác sĩ có thể đề nghị bổ sung niacin để làm giảm nồng độ cholesterol trong máu của bạn, vì nicacin có thể làm tăng lượng cholesterol “tốt” lên hơn 30%. Đồng thời làm giảm nồng độ triglycerides, một loại chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Các thực phẩm chức năng bổ sung niacin có một số tác dụng phụ như khiến da đỏ bừng, có cảm giác như kim châm, hoặc gây buồn nôn 

Lượng niacin được khuyến nghị dùng hàng ngày cho nam giới là 16 mg. Trong khi đó đối với phụ nữ, con số này là 14 mg đối với hầu hết các phụ nữ, 17 mg đối với phụ nữ đang cho con bú và 18 mg đối với phụ nữ đang mang thai.

Chú ý, không được uống nhiều hơn hàm lượng được khuyến nghị nếu không có sự cho phép của bác sĩ. 

Policosanol  

Nguồn ảnh: justright.shopPolicosanol chiết xuất được làm từ mía đường Policosanol là một chiết xuất được làm từ thực vật như mía đường và củ khoai từ.

Các nhà khoa học tại Cuba đã thực hiện một nghiên cứu sâu và chi tiết về policosanol có trong cây mía đường tại địa phương. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất policosanol có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.  

Tuy vậy, một tổng quan đánh giá năm 2010 cho biết không có thử nghiệm nào khác ngoài Cuba xác nhận phát hiện này. Sau đó 7 năm, tức năm 2017, một nghiên cứu tiếp theo lại kết luận rằng nghiên cứu ở Cuba chính xác hơn các nghiên cứu được thực hiện tại các nước khác. Do đó, để khẳng định vai trò làm giảm lipid máu của policosanol, chúng ta vẫn cần thêm những đánh giá tiếp theo. 

Hiện tại, policosanol đang được bào chế dưới dạng viên nang và dạng viên nén. 

Cây táo gai  

Nguồn ảnh: healthline.comCây táo gaiTáo gai là một loại cây bụi được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Ở Đức, chiết xuất từ lá và quả của cây táo gai được bán như một loại thuốc điều trị các bệnh về tim. 

Nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy táo gai có thể là một phương pháp điều trị bệnh tim an toàn và hiệu quả. Loại cây này chứa chất hóa học có tên gọi quercetin, là một chất đã được chứng minh cso tác dụng làm giảm cholesterol máu.

Hiện tại, chiết xuất táo gai được bán chủ yếu dưới dạng viên nang. 

Gạo men đỏ

Nguồn ảnh: clinicaladvisor.comGạo men đỏ Gạo men đỏ là một sản phẩm được làm bằng cách lên men gạo trắng và thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. 

Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy gạo men đỏ có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Tác dụng này đến từ chất hóa học có tên gọi monacolin K. Monacolin K có tác dụng tương tự như lovastatin, một loại thuốc nhóm statin được dùng làm giảm nồng độ cholesterol. Tuy vậy, sự tương đồng giữa monacolin K và lovastatin đã khiến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phải kiểm soát một cách nghiêm ngặt việc buôn bán gạo men đỏ. 

Các thực phẩm chức năng chứa lượng nhỏ monacolin K cũng có thể bị cấm. Do đó, hầu hết các sản phẩm chỉ ghi nhãn về thành phần chứa bao nhiêu gạo men đỏ chứ không đề chứa bao nhiêu monacolin K. Do vậy, rất khó để người tiêu dùng có thể biết chính xác hàm lượng monacolin K có chứa trong các sản phẩm này.

Ngoài ra, gạo men đỏ cũng đã được nghiên cứu về khả năng gây hại cho thận, gan và cơ nhưng kết quả vẫn còn nhiều tranh cãi. 

Những điều cần lưu ý 

Không có bằng chứng nào cho thấy việc đơn thuần sử dụng thực phẩm chức năng có thể giúp chữa khỏi chứng xơ vữa động mạch. Bất kỳ kế hoạch nào điều trị tình trạng này sẽ cần bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh, một kế hoạch tập luyện thể dục hợp lí, kèm theo đó là một số loại thuốc và thực phẩm chức năng nếu cần thiết. 

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, vì một số có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. 

Cũng nên nhớ rằng các thực phẩm chức năng không được FDA quản lý giống như các loại thuốc. Điều này có nghĩa là chất lượng của chúng có thể thay đổi đáng kể giữa các nhãn hiệu, hoặc thậm chí giữa từng hộp với nhau.  

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!