6 loại rốn: Điều gì quyết định hình dạng và kích thước?

Rốn được phân thành nhiều loại, không chỉ đơn thuần là rốn lồi hay rốn lõm.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về hình dáng khác nhau của rốn và cách để cải thiện hình dáng của chúng nếu bạn không hài lòng về nó.

Phân loại rốn

Rốn của mỗi người sẽ có hình dáng khác nhau. Dưới đây là một số hình dáng phổ biến nhất của rốn nhưng thực tế, rốn có nhiều hình dáng khác nhau.

Rốn lồi, rốn ngang, rốn dọc, rốn hình bóng đèn, rốn tròn và rôn lõm sâu. Nguồn ảnh healthline.comRốn lồi, rốn ngang, rốn dọc, rốn hình bóng đèn, rốn tròn và rôn lõm sâu. Nguồn ảnh healthline.com

Rốn lồi

Ước tính khoảng 10% dân sô có rốn lồi, phần còn lại là rốn lõm.

Rối lồi xảy ra khi phần gốc của dây rốn đi lồi ra ngoài thay vì lõm vào trong.

Rốn lõm sâu

Rốn lõm sâu thường sẽ xuất hiện nếu có một cái bóng bên dưới nếp gấp trên cùng của rốn.

Kiểu rốn này giống như một cái miệng hơi mở. Một số người thuộc nhóm này có thể có rốn "hình phễu", thường là do mỡ thừa ở bụng.

Rốn dọc (thường hẹp)

Rốn dọc thường có rất ít phần nhô lên trên đỉnh của nó, thay vào đó trông giống như một chữ “I” in sâu trên da. Theo một bài báo từ năm 2010, rốn dọc là kiểu rốn phổ biến nhất.

Rốn ngang (thường hẹp)

Còn được gọi là kiểu rốn chữ “T”, rốn nằm ngang có phần lớn nếp gấp của rốn theo chiều ngang. Chỗ lõm ở trên cùng của rốn có thể trông giống như đường cắt chữ “T.”.

Kiểu rốn này khác với kiểu rốn lõm sâu vì phần da trên cùng gần như hoàn toàn bao phủ phần trong cùng của rốn.

Rốn tròn

Một cái rốn tròn không hẳn là một cái rốn nhỏ nhưng đa số là vậy.

Rốn tròn nhưng vẫn lõm vào trong. Tuy nhiên, nó không có bất kỳ mẩu da phủ nào, thay vào đó nó có vẻ tròn đối xứng.

Rốn hình bóng đèn

Rốn hình bóng đèn có rất ít lỗ ở phía trên, có hình bầu dục hơi thu hẹp lại khi nó đi xuống - giống như bóng đèn.

Một số người còn so sánh chiếc rốn hình bóng đèn với chai bia hoặc chai rượu úp ngược.

Yếu tố quyết định hình dạng của rốn của bạn?

Rốn là phần còn lại của dây rốn kết nối em bé với mẹ trong thời kỳ mang thai. Rốn là nơi dây nối với cơ thể.

Dây rốn có một số mạch máu quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi đang phát triển.

Khi bạn được sinh ra và không cần dây rốn nữa, bác sĩ sẽ cắt dây rốn. Sau đó, họ đặt một chiếc kẹp nhỏ lên trên nó.

Phần cuống rốn còn lại thường rụng trong khoảng 2 tuần (đôi khi lâu hơn) sau khi sinh. Những gì còn sót lại sẽ tạo nên rốn của bạn. Chính phần còn lại của dây rốn quyết định gắn vào đâu và như thế nào.

Các yếu tố làm tăng khả năng có rốn lồi

Một số người có thể mắc các vấn đề y tế trong thời kỳ sơ sinh làm tăng khả năng họ bị lồi rốn.

Ví dụ như:

  • Thoát vị rốn, là khi các cơ xung quanh rốn không phát triển đồng nhất và rốn bị "đẩy" ra ngoài
  • U hạt rốn, là khi các mô phát triển tạo một lớp vảy cứng ở trên rốn và khiến nó to ra

Điều thú vị là, kích thước rốn thường không tỷ lệ thuận với chiều cao hoặc kích thước tổng thể của một người. Ví dụ, một người cao có thể có rốn rất nhỏ trong khi một người thấp có thể có một cái rốn tương đối lớn hơn.

Điều gì KHÔNG tác động tới hình dạng của rốn của bạn

  • Chúng không ảnh hưởng bởi cách bác sĩ cắt hoặc kẹp dây rốn.
  • Chúng cũng không ảnh hưởng bởi cách chăm sóc rốn từ khi sinh.  

Rốn không dự đoán được tính khí hay tuổi thọ của bạn

Có thể bạn đã từng nghe nói rằng rốn có thể giúp dự đoán tuổi thọ của bạn hoặc dự đoán tính cách của bạn.

Điều này nghe có vẻ thú vị nhưng thực sự không đúng.

Thay vì xem xét rốn của bạn để dự đoán tuổi thọ, chúng tôi khuyến khích bạn xem xét các yếu tố khác dựa trên cơ sở khoa học hơn như tiền sử gia đình, tình trạng mãn tính và thói quen lối sống.

Mang thai có thể thay đổi kiểu rốn của bạn không?

Mang thai có thể khiến tử cung tạo thêm áp lực lên rốn. Bởi vì rốn về cơ bản là một điểm yếu của bụng, áp lực tăng thêm có thể khiến rốn lõm trở thành rốn lồi. Tuy nhiên, hiện tượng này thường trở lại sau khi phụ nữ sinh con.

Một số phụ nữ nhận thấy rốn của họ thay đổi hình dạng sau khi mang thai. Thông thường, rốn sẽ có vẻ "ngắn hơn" hoặc ít thẳng đứng hơn.

Ngoài ra, rốn có thể rộng hơn hoặc ngang hơn.

Nếu tôi không thích kiểu rốn của mình thì sao?

Có một số phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có thể giúp bạn có được một chiếc rốn đẹp hơn về mặt thẩm mỹ. Khi một bác sĩ phẫu thuật chỉnh sửa rốn hiện tại của bạn, họ gọi cuộc phẫu thuật là phẫu thuật tạo hình rốn.

Khi họ thực hiện phẫu thuật để tạo ra một cái rốn mới (nếu bạn không có cái này do phẫu thuật khi sinh hoặc sau này khi lớn lên), họ gọi quy trình này là phẫu thuật tái tạo rốn.

Các bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này dưới gây mê cục bộ hoặc toàn thân.

Bác sĩ nên xem xét cẩn thận các mục tiêu của bạn và giải thích khả năng rốn của bạn có thể thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc vị trí sau khi phẫu thuật.

Xỏ khuyên rốn

Xỏ khuyên trên rốn có bản chất là xuyên qua da ngay trên rốn, làm cho tên của loại xỏ khuyên này hơi gây hiểu nhầm.

Do vậy, miễn là bạn có da trên rốn là bạn có thể xỏ khuyên cho rốn. 

Điều này không có nghĩa là bạn có thể chủ quan với việc xỏ khuyên ở rốn. Bạn sẽ cần một người xỏ khuyên có kinh nghiệm, người biết cách tránh xa các dây thần kinh và mạch máu quan trọng xung quanh rốn của bạn. Ngoài ra, kim và khu vực bị đâm phải được khử trùng đúng cách.

Cần lưu ý rằng việc xỏ khuyên không đúng cách có thể gây áp lực quá lớn lên rốn, có thể làm rốn lõm thành rốn lồi. 

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Rốn của mỗi người sẽ có hình dáng khác nhau. Dưới đây là một số hình dáng phổ biến nhất của rốn nhưng thực tế, rốn có nhiều hình dáng khác nhau. Rốn lồi Rốn lõm sâu Rốn dọc (thường hẹp) Rốn ngang (thường hẹp) Rốn tròn Rốn hình bóng đèn
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rốn
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!