Kiến thức cần nhớ
1. Thu thập và phân loại dữ liệu
Ta thường thu thập từ các nguồn: Internet, sách báo, ti-vi, lập phiếu hỏi, phỏng vấn, làm thí nghiệm,….
Phân loại dữ liệu:
Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng
Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính.
Ví dụ:
+ Chiều cao ( đơn vị centimet) của 6 bạn trong lớp:
148; 153; 140; 160; 146; 155 là số liệu
+ Tên của một số quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Canada, Nam Phi là dữ liệu không là số và không thể sắp thứ tự.
+ Đánh giá học lực của học sinh: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém là dữ liệu liệu không là số và có thể sắp thứ tự.
2. Tính đại diện của dữ liệu
Dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng được quan tâm.
Các dạng bài tập về Thu thập và phân loại dữ liệu
Dạng 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
Phương pháp giải
- Thu thập dữ liệu bằng cách quan sát, làm thí nghiệm, phỏng vấn, lập phiếu hỏi....
- Lập bảng thống kê từ dữ liệu thu được
- Dựa vào bảng thống kê để đưa ra các kết luận
- Có 3 loại dãy dữ liệu:
+ Dãy dữ liệu là dãy số liệu
+ Dãy dữ liệu không là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự
+ Dãy dữ liệu không là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.
Dạng 2: Tính đại diện của dữ liệu
Phương pháp giải
- Để có thể đưa ra các kết luận hợp lý, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.