4 Biện pháp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống đã được chứng minh là có khả năng làm giảm chứng ợ nóng hoặc tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (sau đây gọi tắt là GERD).

Video: Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản 

Pin on EsophagusMột số phương pháp đơn giản, dễ dàng áp dụng có thể kể đến như thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen, giờ giấc đi ngủ và hạn chế stress,…   Một số thói quen giúp cải thiện các triệu chứng của TNDDTQ Ảnh: Pinterest Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc hạn chế và ngăn ngừa TNDDTQ. Sau đây là một số biện pháp cụ thể mà bệnh nhân có thể áp dụng. Chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ Thay vì ăn 3 bữa một ngày với lượng thức ăn lớn, bệnh nhân nên chia thành 5 bữa nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh ăn quá no vào bữa tối, vì điều này có thể gây khởi phát tình trạng trào ngược. Tránh các loại đồ ăn gây kích ứng Một số loại đồ ăn có thể gây ra tình trạng kích ứng, do đó bệnh nhân TNDDTQ nên hạn chế sử dụng Các loại thực phẩm có thể kể đến như: •	Sô cô la •	Các loại hoa quả, nước ép chứa acid •	Bạc hà •	Các loại sản phẩm làm từ cà chua •	Thực phẩm chiên rán hoặc đồ ăn cay •	Hành tây, tỏi  Ngoài ra, các loại đồ uống như bia rượu, trà, cà phê hoặc nước có gas có thể làm nặng thêm các triệu chứng của người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên tránh sử dụng những loại đồ uống này. Thay đổi thói quen ngủ Không ăn trước khi đi ngủ Bệnh nhân cần không nên ăn trong vòng 2 – 3 h trước khi đi ngủ. Bởi vì khi nằm, thức ăn còn tồn lưu trong dạ dày có thể dễ dàng di chuyển ngược lên thực quản. Kê cao đầu khi ngủ   Kê cao đầu khi ngủ có thể hạn chế tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.  Ảnh: Fairview Bạn có thể tránh chứng ợ nóng và các triệu chứng khác của bệnh TNDDTQ bằng cách kê cao đầu và ngực hơn dạ dày. Cụ thể kê cao đầu thêm khoảng từ 12 cm tới 25cm có thể tránh thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản. Bệnh nhân không nên kê gối ở lưng – vì có thể sẽ gây ra một áp lực lên dạ dày. Thay vào đó, nên sử dụng một miếng đệm xốp để đặt bên dưới nệm, hoặc kê cao 2 chân giường. Bỏ thuốc lá Ngoài việc giảm tỉ lệ mắc các bệnh về ung thư hoặc tim mạch, bỏ thuốc lá còn có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng TNDDTQ. Giảm cân Nếu bệnh nhân có tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì dạ dày sẽ phải chịu thêm một áp lực không nhỏ, áp lực này có khả năng đẩy thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Do đó, giảm cân có thể là một phương pháp bổ trợ trong quá trình điều trị. Tránh sử dụng một số loại thuốc Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý. Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng acetaminophen khi cần thuốc giảm đau. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có liên quan đến tình trạng TNDDTQ, có thể kể đến như: •	Thuốc kháng cholinergic (thuốc kiểm soát bàng quang, giảm say sóng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) •	Thuốc chẹn beta giao cảm (dùng trong điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch) •	Thuốc chẹn kênh Canxi (điều trị tăng huyết áp) •	Thuốc có cấu trúc giống dopamine (sử dụng trong điều trị Parkinson) •	Progestin (hormone sinh dục nữ) •	Thuốc an thần (điều trị chứng lo âu, mất ngủ) •	Theophylline (điều trị hen suyễn hoặc viêm phổi) •	Thuốc chống trầm cảm ba vòng  Một số biện pháp khác Giải tỏa stress: bệnh nhân có thể tập luyện một số bộ môn như yoga, thiền hoặc thái cực quyền, vừa nâng cao sức khỏe, vừa làm giảm các triệu chứng bệnh. Nhai kẹo cao su sau bữa ăn: Nhai kẹo cao su làm tăng tiết nước bọt, lượng nước bọt tiết ra có thể giúp trung hòa lượng acid dạ dày. Mặc quần áo rộng: quần áo rộng sẽ giúp giảm áp lực lên bụng nói chung và dạ dày nói riêng, từ đó làm giảm các tình trạng trào ngược. Link bài gốc: https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/understanding-gerd-preventionMột số thói quen giúp cải thiện các triệu chứng của GERD (Nguồn ảnh Pinterest)

Một số phương pháp đơn giản, dễ dàng áp dụng có thể kể đến như thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen, giờ giấc đi ngủ và hạn chế stress,…

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc hạn chế và ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Sau đây là một số biện pháp cụ thể mà bệnh nhân có thể áp dụng.

Chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ

Thay vì ăn 3 bữa một ngày với lượng thức ăn lớn, bệnh nhân nên chia thành 5 bữa nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh ăn quá no vào bữa tối, vì điều này có thể gây khởi phát tình trạng trào ngược.

Tránh các loại đồ ăn gây kích ứng

Một số loại đồ ăn có thể gây ra tình trạng kích ứng, do đó bệnh nhân GERD nên hạn chế sử dụng Các loại thực phẩm có thể kể đến như:

  • Sô cô la
  • Các loại hoa quả, nước ép chứa acid
  • Bạc hà
  • Các loại sản phẩm làm từ cà chua
  • Thực phẩm chiên rán hoặc đồ ăn cay
  • Hành tây, tỏi

Ngoài ra, các loại đồ uống như bia rượu, trà, cà phê hoặc nước có gas có thể làm nặng thêm các triệu chứng của người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên tránh sử dụng những loại đồ uống này.

Thay đổi thói quen ngủ

Không ăn trước khi đi ngủ

Bệnh nhân cần không nên ăn trong vòng 2 – 3 h trước khi đi ngủ. Bởi vì khi nằm, thức ăn còn tồn lưu trong dạ dày có thể dễ dàng di chuyển ngược lên thực quản.

Kê cao đầu khi ngủ


Lifestyle Changes for Controlling GERDKê cao đầu khi ngủ có thể hạn chế tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Ảnh: FairviewKê cao đầu khi ngủ có thể hạn chế tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Ảnh: Fairview

Bạn có thể tránh chứng ợ nóng và các triệu chứng khác của bệnh GERD bằng cách kê cao đầu và ngực hơn dạ dày. Cụ thể kê cao đầu thêm khoảng từ 12 cm tới 25cm có thể tránh thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản. Bệnh nhân không nên kê gối ở lưng – vì có thể sẽ gây ra một áp lực lên dạ dày. Thay vào đó, nên sử dụng một miếng đệm xốp để đặt bên dưới nệm, hoặc kê cao 2 chân giường.

Bỏ thuốc lá

Ngoài việc giảm tỉ lệ mắc các bệnh về ung thư hoặc tim mạch, bỏ thuốc lá còn có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng GERD.

Giảm cân

Nếu bệnh nhân có tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì dạ dày sẽ phải chịu thêm một áp lực không nhỏ, áp lực này có khả năng đẩy thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Do đó, giảm cân có thể là một phương pháp bổ trợ trong quá trình điều trị.

Tránh sử dụng một số loại thuốc

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý. Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng acetaminophen khi cần thuốc giảm đau.

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có liên quan đến tình trạng GERD, có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng cholinergic (thuốc kiểm soát bàng quang, giảm say sóng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
  • Thuốc chẹn beta giao cảm (dùng trong điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch)
  • Thuốc chẹn kênh Canxi (điều trị tăng huyết áp)
  • Thuốc có cấu trúc giống dopamine (sử dụng trong điều trị Parkinson)
  • Progestin (hormone sinh dục nữ)
  • Thuốc an thần (điều trị chứng lo âu, mất ngủ)
  • Theophylline (điều trị hen suyễn hoặc viêm phổi)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng 

Một số biện pháp khác

Giải tỏa stress: bệnh nhân có thể tập luyện một số bộ môn như yoga, thiền hoặc thái cực quyền, vừa nâng cao sức khỏe, vừa làm giảm các triệu chứng bệnh.

Nhai kẹo cao su sau bữa ăn: Nhai kẹo cao su làm tăng tiết nước bọt, lượng nước bọt tiết ra có thể giúp trung hòa lượng acid dạ dày.

Mặc quần áo rộng: quần áo rộng sẽ giúp giảm áp lực lên bụng nói chung và dạ dày nói riêng, từ đó làm giảm các tình trạng trào ngược.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!