30 bài tập các loại bức xạ không nhìn thấy 2024 (có đáp án)

1900.edu.vn xin giới thiệu bài tập và tóm tắt lý thuyết Vật lí: các loại bức xạ không nhìn thấy hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về các loại bức xạ không nhìn thấy

I. Lý thuyết

CÁC BỨC XẠ KHÔNG NHÌN THẤY

Bức xạ Hồng ngoại Tử ngoại Rơn-ghen
Định nghĩa Là bức xạ có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn 0,38 µm đến cỡ 10-9 m Là bức xạ có bước sóng cỡ từ 10-8 m đến 10-11 m.
Nguồn phát Các vật thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường Các vật thể được nung nóng đến nhiệt độ quá 2000oC Dùng chùm tia catot bắn vào kim loại có nguyên tử lượng lớn
Tính chất Tác dụng nhiệt, tác dụng lên kính ảnh Tác dụng phim ảnh, làm ion hóa, phát quang, quang điện, hủy diệt tế bàoBị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh Tác dụng phim ảnh, đâm xuyên mạnh, làm ion hóa, phát quang, quang điện, diệt khuẩn, tế bào
Ứng dụng Sấy khô, sử dụng trong các thiết bị điều khiển, máy ảnh, camera hồng ngoại Khử trùng, tìm vết nứt Chụp X-quang, tìm vết nứt, bọt khí trong vật đúc, nghiên cứu cấu trúc kim loại

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tính chất nào của tia hồng ngoại được ứng dụng để chụp ảnh trong lĩnh vực thám không, quân sự?

Tia hồng ngoại tác dụng mạnh lên phim ảnh nên ứng dụng để chụp ảnh trong lĩnh vực thám không, quân sự.

Bài 2: Tính chất nào của tia hồng ngoại được ứng dụng để chế tạo bộ điều khiển từ xa điều khiển hoạt động của ti vi, quạt, điều hòa nhiệt độ?

Tia hồng ngoại có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần nên được ứng dụng để chế tạo bộ điều khiển từ xa điều khiển hoạt động của ti vi, quạt, điều hòa nhiệt độ.

Bài 3: Tính chất nào của tia tử ngoại được ứng dụng để khử trùng nước, thực phẩm, dụng cụ y tế… ?

Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, diệt nấm mốc ... nên được ứng dụng để khử trùng nước, thực phẩm, dụng cụ y tế…

Bài 4: Tính chất nào của tia tử ngoại được ứng dụng để chữa bệnh: còi xương?

Tia tử ngoại gây ra một số phản ứng quang hóa, quang hợp (tổng hợp vitamin D ...) nên được ứng dụng để chữa bệnh: còi xương.
Bài 5: Tia Rơnghen có
A. cùng bản chất với sóng âm.                
B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.        
D. điện tích âm.
Đáp án đúng là đáp án: C
Bài 6: Quang phổ hồng ngoại của hơi nước có một vạch màu bước sóng là 2,8μm. Tần số dao động của sóng này là
A. 1,7.1014Hz.                  B. 1,07.1014Hz.                C. 1,7.1015Hz.                 D. 1,7.1013Hz.
Đáp án đúng là đáp án: B
Bài 7: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 3,8.10-7m là
A. tia X.                                                        
B. tia tử ngoại.          
C. tia hồng ngoại.                                        
D. ánh sáng nhìn thấy.
Đáp án đúng là đáp án: 
Bài 8: Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?
A. Tia hồng ngoại.                                        
B. Tia tử ngoại.          
C. Tia X.                                                      
D. Ánh sáng nhìn thấy.
Đáp án đúng là đáp án: C
Bài 9:  Cơ thể người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau ?
A. Tia hồng ngoại.                                        
B. Tia tử ngoại.        
C. Tia X.                                                      
D. bức xạ nhìn thấy.
Đáp án đúng là đáp án: A
Bài 10: Bức xạ có bước sóng λ = 0,3μm
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.                
B. là tia hồng ngoại.  
C. là tia tử ngoại.                                            
D. là tia X.
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!