20 câu hỏi thường gặp về da nhạy cảm: Cách nhận biết, nguyên nhân, cách chăm sóc...

Da nhạy cảm không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của bệnh. Bạn thậm chí có thể không biết mình có làn da nhạy cảm cho đến khi xuất hiện dị ứng với mỹ phẩm như xà phòng, kem dưỡng ẩm hoặc đồ trang điểm. Tuy nhiên, da nhạy cảm nếu không được chăm sóc đúng cách thì tình trạng kích ứng da gây ngứa, đỏ, bong tróc da sẽ diễn ra thường xuyên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu, kích ứng ở da nhạy cảm mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở da.

Da nhạy cảm là gì?

Video: Da hỗn hợp là gì? Nguyên nhân và những điều cần biết.

Nhiều người cho rằng da nhạy cảm là loại da dễ xuất hiện các phản ứng như có cảm giác châm chích, bỏng rát, ngứa ngáy, mẩn đỏ, căng tức nếu tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da hoặc sản phẩm gia dụng. Ý kiến khác lại cho rằng da nhạy cảm không thấy phản ứng rõ ràng trên da sau khi dùng một sản phẩm nào đó nhưng da luôn cảm thấy khó chịu.

Nhưng dưới đây là những tiêu chuẩn bác sĩ da liễu dùng để chẩn đoán da nhạy cảm: 

  • Có các dấu hiệu như mụn mủ, vết sưng trên da hoặc da dễ bị bào mòn
  • Da rất khô do các đầu dây thần kinh trên da không được bảo vệ đúng cách
  • Da mặt và da cơ thể dễ bị đỏ

Làm thế nào để biết mình có làn da nhạy cảm?

Trái: da nhạy cảm. Phải: da bình thường .Nguồn: iStock

Hãy đến bác sĩ da liễu để khám. Đó là cách tốt nhất nếu muốn tìm hiểu xem da có bị nhạy cảm hay nguyên nhân gì đang gây ra tình trạng hiện tại 

Nguyên nhân nào gây ra phản ứng trên da nhạy cảm?

Các nguyên nhân bao gồm: 

  • Rối loạn sắc tố hoặc có phản ứng dị ứng trên da như chàm, viêm da mạn tính hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng 
  • Da quá khô hoặc bị tổn thương nên không còn khả năng bảo vệ các đầu dây thần kinh, dẫn đến các phản ứng trên da 
  • Tiếp xúc nhiều với các yếu tố môi trường có hại cho da như nắng và gió, nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh 

Các yếu tố như di truyền, độ tuổi, giới tính, chủng tộc cũng dẫn đến sự khác biệt về độ nhạy cảm, tuy chưa được xác định rõ ràng nhưng vẫn có thể đóng vai trò nào đó trong việc gây ra những phản ứng trên da.

Có các xét nghiệm cho da nhạy cảm không?

Dấu hiệu da đang gặp phải.

Thực hiện kiểm tra dị ứng bằng test áp da (test Patch) là một cách giúp xác định các dấu hiệu dị ứng đang gây ra sự nhạy cảm cho da. Test áp da hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán vì có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh này.

Nam giới có cần lo lắng về làn da nhạy cảm không?

Có. Cả nam và nữ đều cần có sự quan tâm lớn đến sức khỏe làn da của mình

Các mẹo chăm sóc làn da nhạy cảm, đặc biệt trên da mặt là gì?

Làm sạch da để có làn da khoẻ mạnh.

Làm sạch. Da nhạy cảm sẽ phản ứng khác nhau ở mỗi người với các phương pháp làm sạch khác nhau. Nhưng hầu hết bác sĩ da liễu đều cho rằng xà phòng ‘ khử mùi’  hoặc có mùi thơm nồng thường chứa chất tẩy rửa mạnh, do đó không nên sử dụng cho da mặt. Thay vào đó hãy dùng những loại không chứa xà phòng, làm sạch dịu nhẹ, dành cho da nhạy cảm hoặc sữa rửa mặt dạng lỏng sẽ ít có khả năng gây kích ứng cho da mặt hơn. Sữa rửa mặt và khăn mặt dùng một lần cũng là những lựa chọn hợp lí. 

Dưỡng ẩm. Nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm giúp da giữ được độ ẩm đồng thời có khả năng chống khô và mài mòn da.

Tôi nên tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da ít gây kích ứng cho da nhạy cảm?

Dùng Serum cho da cung cấp chất cần thiết.

Nên sử dụng các sản phẩm thân thiện với làn da có chứa: 

  • Ít thành phần 
  • Ít hoặc không có mùi thơm 

Tránh các sản phẩm có chứa: 

  • Thành phần kháng khuẩn hoặc khử mùi 
  • Cồn
  • Retinoids hoặc axit alpha-hydroxy (AHA)

Những loại mỹ phẩm nào ít gây kích ứng cho da nhạy cảm?

Nếu có làn da nhạy cảm, hãy lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng những loại phấn phủ có ít chất bảo quản để giảm thiểu nguy cơ bị kích ứng da
  • Sử dụng kem nền silicone để tránh kích ứng da
  • Không sử dụng mỹ phẩm chống trôi vì chúng cần chất tẩy rửa đặc biệt để loại bỏ
  • Dùng bút kẻ mắt và mascara màu đen vì ít cókhả năng gây dị ứng nhất
  • Sử dụng bút chì kẻ mắt và chì kẻ mày; bút kẻ mắt dạng lỏng có thể chứa latex sẽ gây ra phản ứng dị ứng
  • Vứt bỏ mỹ phẩm cũ lâu không sử dụng vì có thể đã bị hư hỏng hoặc biến chất

Tôi nên thử phản ứng da nhạy cảm với các loại mĩ phẩm khác như thế nào?

Thử sản phẩm mới trên da tay trước khi dùng cho da mặt và các vùng da nhạy cảm,

Trước khi dùng một sản phẩm mới trên da, hãy làm như sau: 

  • Trong vài ngày, thoa một lượng nhỏ sau tai và để qua đêm
  • Nếu không bị kích ứng, hãy làm theo quy trình tương tự nhưng thoa lên vùng da bên cạnh mắt
  • Nếu vẫn không thấy kích ứng, sản phẩm sẽ an toàn để thoa lên bất kỳ vùng da nào trên khuôn mặt

Phương pháp bảo vệ làn da nhạy cảm trong mùa đông và mùa hè như thế nào?

Sử dụng kem chống nắng để tránh tia UV.

Đầu tiên, hãy thoa kem chống nắng quanh năm, sử dụng loại có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Dùng đều đặn hàng ngày nếu ở dưới nắng lâu hơn 20 phút. 

Tia UVB của mặt trời gây hại cho da mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Do đó, tránh ra nắng vào thời điểm này. 

Vào mùa đông, để da không bị khô, bong tróc, ngứa và nứt nẻ, thì:

  • Tránh để nhiệt độ trong nhà quá nóng
  • Tắm ít hơn và tắm nước ấm, không quá nóng, dùng vòi hoa sen hoặc bồn; sử dụng những sản phẩm làm sạch không chứa xà phòng
  • Giảm tình trạng khô da sau khi tắm bằng cách vỗ nhẹ cho da khô và thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa petrolatum, dầu khoáng, axit linoleic, ceramides, dimethicone hoặc glycerin

Tắm nắng vào mùa hè sẽ gây tổn thương da. Do đó, không nằm ngoài nắng, ngay cả khi đã thoa kem chống nắng.

Nếu cần ra ngoài, hãy đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc quần áo bó sát để che tay và chân. Bôi kem chống nắng từ 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài. Bôi lại sau 80 phút, sau khi bơi hoặc nếu đổ nhiều mồ hôi. 

Các loại kem chống nắng để bảo vệ da nhạy cảm giúp ích gì?

Lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Kem chống nắng nên có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn, thành phần hoạt tính nên chỉ có oxit kẽm hoặc titanium dioxide. Những loại kem chống nắng vật lí sẽ ít gây ra các phản ứng dị ứng hơn vì chúng sẽ làm chệch hướng tia UV của mặt trời thay vì hấp thụ như kem chống nắng hóa học. 

Bác sĩ chẩn đoán và điều trị cho da nhạy cảm như thế nào?

Da bị kích ứng.

Đa số những người có da nhạy cảm sẽ không đi khám nếu chỉ bị kích ứng nhẹ từ các sản phẩm chăm sóc da thay vào đó họ sẽ thử các sản phẩm khác nhau cho đến khi tìm được loại phù hợp. Hầu hết thường tìm gặp bác sĩ da liễu khi tình trạng da đã xấu đi nhiều.

Khi đến khám, bác sĩ đầu tiên sẽ kiểm tra các tình trạng da hiện tại như eczema, viêm da mạn tính hay đã tiếp xúc với chất gây kích ứng da nào. Hoặc sẽ cho test áp da để kiểm tra dị ứng cũng như hỏi về việc chăm sóc da nhằm xác định những chất gây kích ứng tiềm ẩn, sau đó đề xuất phương pháp chăm sóc và các sản phẩm dịu nhẹ, ít gây kích ứng cho da nhạy cảm. 

Loại vải quần áo nào ít gây kích ứng cho da nhạy cảm?

Các loại vải mịn, mềm, tự nhiên, chẳng hạn như cotton, lụa sẽ mang lại cảm giác dễ chịu nhất khi mặc trên da. Cotton thì mát, lụa thì ấm; cả hai đều có khả năng thấm hút, giúp hút ẩm cơ thể tốt. Vải lanh và tơ nhân tạo cũng thoải mái cho da nhạy cảm nhưng nặng hơn vải cotton hoặc lụa. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, ít bị nhàu và ít có nếp gấp. 

Những bệnh và tình trạng nào có thể liên quan đến da nhạy cảm?

Lựa chọn loại vải phù hợp.

Nếu mắc các bệnh rối loạn về da như mụn trứng cá, vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da mạn tính hoặc bệnh chàm, thì khả năng cao là đã có da nhạy cảm. 

Có quy định về độ an toàn của mỹ phẩm không?

FDA có quy định về việc sản xuất và tiếp thị mỹ phẩm, nhưng khác với cách quản lý thuốc kê theo đơn và thiết bị y tế.

FDA không thể yêu cầu nhà sản xuất cung cấp dữ liệu sản xuất trên mỹ phẩm cũng như tiến hành thu hồi sản phẩm hay báo cáo các hậu quả liên quan nhưng họ có thể kiểm tra các cơ sở sản xuất, cấm hoạt động nếu sản phẩm hoặc bất kỳ thành phần nào trong đó được phát hiện có dấu hiệu: 

  • Không an toàn 
  • Dán nhãn không đúng
  • Pha tạp
  • Giả mạo thương hiệu

Các sản phẩm chăm sóc da “không gây dị ứng” có an toàn cho da nhạy cảm không?

Các sản phẩm không gây kích ứng da.

Các sản phẩm chăm sóc da không gây dị ứng không hẳn là sẽ an toàn cho da nhạy cảm vì chưa có tiêu chuẩn nhất định nào về việc sử dụng thuật ngữ “không gây dị ứng” của các nhà sản xuất. Do đó, có thể mang bất kỳ nghĩa nàomà công ty đó muốn. 

Làm cách nào để xác định sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm có khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm?

Tra cứu kĩ các sản phẩm theo tên thương hiệu để kiểm tra có gì trong đó và cả những khả năng có thể gây kích ứng cho da. 

Chế độ ăn uống lành mạnh có giúp ích cho làn da nhạy cảm không?

Chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả làn da. 

Tình trạng da nhạy cảm ở trẻ có tự khỏi được không?

Da trẻ em nhạy cảm hơn rất nhiều.

Trẻ em có da nhạy cảm do bệnh chàm có khả năng cao chữa khỏi bệnh trước 5 tuổi và đến độ thanh thiếu niên thì cơ hội khỏi chỉ còn 40% đến 50%. Khoảng 80% người từ 11 đến 30 tuổi bị bùng phát mụn trứng cá và hầu hết thường biến mất vào khoảng 30 tuổi. Vảy nến được coi là bệnh mãn tính, sẽ kéo dài suốt đời. 

Da nhạy cảm có di truyền không?

Một số bệnh ngoài da và tình trạng liên quan đến da nhạy cảm được cho là có nguyên nhân từ các gia đình. Bao gồm mụn trứng cá, bệnh chàm, vẩy nến và viêm da mạn tính. Phản ứng kích ứng da do dùng các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm thì không phải do di truyền.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!