11 sự thật về bệnh bại não mà bạn cần biết

Bại não (Cerebral Palsy - CP) là khuyết tật vận động phổ biến nhất ở trẻ trước tuổi đến trường. Những trẻ mắc chứng bại não cần được sự quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt từ gia đình. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chứng bại não cũng như những dấu hiệu nhận biết ở trẻ nhỏ.

Video bại não

11 sự thật về bại não

1. Bại não là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và giữ thăng bằng. 

2. Bại não là khuyết tật vận động phổ biến nhất của trẻ thời kỳ trước tuổi đến trường. Cứ 345 trẻ thì có khoảng 1 trẻ được xác định bại não theo ước tính từ Mạng lưới Giám sát Tự kỷ và Khuyết tật Phát triển (Autism and Developmental Disabilities Monitoring - ADDM) của CDC Hoa Kỳ. 

3. Bại não hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái và phổ biến ở trẻ da đen hơn trẻ da trắng. 

4. Hầu hết (khoảng 75% -85%) trẻ bị bại não thể co cứng. Điều này có nghĩa là các cơ bị căng cứng, dẫn đến khó khăn khi cố gắng cử động. 

5. Hơn một nửa (khoảng 50-60%) trẻ em bị bại não có thể tự đi lại. 

6. Nhiều trẻ em bị bại não thường kèm theo một hoặc nhiều bệnh lý khác. Ví dụ, khoảng 4 trong số 10 trẻ em bị bại não cũng bị động kinh và khoảng 1/10 bị rối loạn phổ tự kỷ. 

7.Hầu hết bại não có liên quan đến tổn thương não xảy ra trước hoặc trong khi sinh và được gọi là bại não bẩm sinh. Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bại não bẩm sinh: 

  • Trẻ sơ sinh quá nhẹ cân
  • Trẻ sinh quá non
  • Thai đôi hoặc đa thai
  • Thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.
  • Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai
  • Mắc kernicterus (vàng da nhân): Một loại tổn thương não có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị vàng da nặng mà không được điều trị.
  • Có biến chứng trong quá trình sinh đẻ
Nguy cơ mắc bại não tăng lên ở những trẻ sinh đôi. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.comNguy cơ mắc bại não tăng lên ở những trẻ sinh đôi. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com

8. Một tỷ lệ nhỏ của bại não là do tổn thương não xảy ra sau 28 ngày sau khi sinh, được gọi là bại não mắc phải. Các yếu tố sau có thể làm tăng rủi ro đối với bại não mắc phải:

  • Bị nhiễm trùng não, chẳng hạn như viêm màng não
  • Bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu
9. Nguyên nhân cụ thể của bại não ở hầu hết trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. 

10. Bại não thường được chẩn đoán trong năm đầu tiên hoặc năm thứ hai sau khi trẻ chào đời. Nếu các triệu chứng của trẻ nhẹ, đôi khi rất khó để đưa ra chẩn đoán cho đến vài năm sau đó. 

11. Nếu được hỗ trợ kịp thời và thích hợp, trẻ em bị bại não hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, năng động, trưởng thành và đóng góp cho xã hội.  

Dấu hiệu sớm để nhận biết bại não 

Từ khi trẻ chào đời đến khi 5 tuổi, cha mẹ cần theo dõi và đánh giá xem trẻ có đạt được các mốc phát triển vận động hay không, chẳng hạn như lật người, ngồi dậy, đứng lên và biết đi. Trẻ chậm đạt được các mốc vận động này cũng có thể là một dấu hiệu của bại não. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ không mắc bại não nhưng vẫn chậm phát triển vận động. Sau đây là một số dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bại não: 

Đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: 

  • Đầu ngả ra sau khi bế trẻ lên trong tư thế nằm ngửa
  • Thấy trẻ bị cứng
  • Thấy trẻ mềm nhũn
  • Trẻ dường như ngửa cổ và ưỡn lưng quá mức khi được bế.
  • Khi được bế lên, hai chân trẻ bắt chéo và cứng đờ. 
Trẻ thường ngửa cổ hoặc ưỡn lưng quá mức khi được bế. Nguồn ảnh: www.babycenter.inTrẻ thường ngửa cổ hoặc ưỡn lưng quá mức khi được bế. Nguồn ảnh: www.babycenter.in

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: 

  • Không lật được người sang trái phải
  • Không thể chạm hai bàn tay vào nhau
  • Khó đưa tay lên miệng
  • Chỉ có thể với bằng một bàn tay trong khi tay còn lại nắm chặt 

Đối với trẻ trên 10 tháng tuổi:  

  • Bò lệch một bên (chỉ bò bằng một tay và một chân, kéo lê chân tay bên đối diện)
  • Di chuyển xung quanh bằng mông hoặc nhảy bằng đầu gối, nhưng không bò bằng cả hai tay và hai chân.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!