Vở bài tập Toán lớp 3 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Vở bài tập Toán lớp 3 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) sách Cánh diều chi tiết, đầy đủ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Toán lớp 3 từ đó giúp bạn học tốt môn Toán 3. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo)

Video giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - Cánh diều

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 86 Bài 1: Tính:

a) (37 – 18) + 17

b) 56 – (35 – 16)

c) (6 + 5) × 8

d) 36 : (62 – 56)

Lời giải

Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

Ta tính như sau:

a) (37 – 18) + 17

= 19 + 17

= 36

b) 56 – (35 – 16)

= 56 – 19

= 37

c) (6 + 5) × 8

= 11 × 8

= 88

d) 36 : (62 – 56)

= 36 : 6

=  6

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 86 Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Cho biểu thức 56 : (45 – 38) × 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó là:

A. Nhân, chia, trừ.

B. Trừ, chia, nhân.

C. Trừ, nhân, chia.                                        

D. Chia, trừ, nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải.

+ Biểu thức trên có chứa dấu ngoặc, vậy ta cần thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc trước.

+ Sau khi tính xong, biểu thức chỉ còn phép nhân, chia nên ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải. Do đó ta thực hiện phép chia rồi đến phép nhân.

Vậy phép tính trên được thực hiện theo thứ tự: trừ, chia, nhân.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 86 Bài 3: Một đoàn xe có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to.

a) Viết biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to.

…………………………………………………………………………………………….

b) Có bao nhiêu học sinh đi xe ô tô to?

……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

a) Có tất cả 54 học sinh.

Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô nhỏ là 2 × 7.

Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to là 54 – 2 × 7.

b) Ta có: 52 – (2 × 7) = 54 – 14 = 40

Vậy có 40 học sinh đi xe ô tô to.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 86 Bài 4: Viết dấu (+, –, ×, :) hoặc dấu ngoặc ( ) vào vị trí thích hợp để biểu thức có giá trị đúng:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - Cánh diều (ảnh 1)

 Lời giải:

Ta có:

a) 8 : 4 : 2 = 2 : 2 = 1

Do đó dấu cần điền lần lượt là: chia ":" , chia ":".

8 : 4 + 2 = 2 + 2 = 4

Do đó dấu cần điền lần lượt là: chia ":"; cộng "+".

b) 8 + 4 – 2 = 12 – 2 = 10

Do đó dấu cần điền lần lượt là: cộng "+"; trừ "–".

8 × 4 – 2 = 32 – 2 = 30

Do đó dấu cần điền lần lượt là: nhân "×", trừ "–".

Vậy ta điền như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - Cánh diều (ảnh 1)

Bài giảng Toán lớp 3 trang 86 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - Cánh diều

Xem thêm các bài giải VBT Toán lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tính giá trị của biểu thức số

Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo)

Luyện tập chung

Mi – li – lít

Nhiệt độ

Câu hỏi liên quan

Ta có:
Xem thêm
Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Xem thêm
a) Có tất cả 54 học sinh. Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô nhỏ là 2 × 7
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - vbt CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!