Giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 75, 76, 77 Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
Lời giải
Em thực hiện chia lần lượt từ trái qua phải.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 75, 76 Thực hành
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 75 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a) 632 : 7 407 : 8 b) 840 : 6 720 : 4
Lời giải
Em đặt tính rồi thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái sang phải.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 75 Bài 2: Tính (theo mẫu).
Mẫu: 312 : 3
Lời giải
Em đặt tính rồi thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái sang phải.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 76, 77 Luyện tập
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 76 Bài 1: Tính nhẩm.
a) 210 : 7 = …… b) 540 : 9 = …… c) 360 : 6 = ……
100 × 9 = …… 800 × 0 = …… 480 : 8 = ……
Lời giải
Em quan sát đây là các số tròn chục, tròn trăm vì vậy để tính nhẩm em có thể viết
210 : 7 là 21 chục : 7 = 3 chục, do đó 210 : 7 = 30.
Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.
a) 210 : 7 = 30 b) 540 : 9 = 60 c) 360 : 6 = 60
100 × 9 = 900 800 × 0 = 0 480 : 8 = 60
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 76 Bài 2: Số?
a) …… dm = 1 m b) …… cm = 1 m c) 1 giờ = …… phút
320 dm = …… m 700 cm = …… m 5 giờ = …… phút
Lời giải
Đổi: 10 dm = 1 m
100 cm = 1 m
1 giờ = 60 phút
Em sẽ áp dụng cách đổi trên để điền vào chỗ trống:
a) 10 dm = 1 m b) 100 cm = 1 m c) 1 giờ = 60 phút
320 dm = 32 m 700 cm = 7 m 5 giờ = 300 phút
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 76 Bài 3: Viết vào chỗ chấm.
Bạn Bình vẽ tranh trong 45 phút, bạn An vẽ tranh trong 1 giờ.
a) Bạn ……… vẽ lâu hơn bạn ……… là …… phút.
b) Bạn ……… vẽ nhanh hơn bạn ……… là …… phút.
Lời giải
Em thực hiện đổi 1 giờ về đơn vị phút: 1 giờ = 60 phút
Sau đó so sánh thời gian vẽ tranh của hai bạn và điền vào chỗ chấm.
Ta có 60 phút – 45 phút = 15 phút
a) Bạn An vẽ lâu hơn bạn Bình là 15 phút.
b) Bạn Bình vẽ nhanh hơn bạn An là 15 phút.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 76 Bài 4: Đánh dấu vào phép chia có thương là số tròn chục.
Lời giải
Em đặt phép tính chia rồi thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải.
Từ đó, em thấy các phép tính có thương là số tròn chục là:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 76 Bài 5: Tính.
Lời giải
Em hãy thực hiện phép tính:
- Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc: ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc: ta thực hiện phép nhân, chia trước phép cộng, trừ sau.
Lời giải
Đầu tiên đổi độ dài về cùng 1 đơn vị là cm.
Muốn tính độ dài mỗi sợi dây ta lấy độ dài sợi dây ban đầu chia cho 8
Bài giải
Đổi: 6 m = 600 cm
Độ dài mỗi sợi dây là:
600 : 8 = 75 (cm)
Đáp số: 75 cm
Lời giải
Trước hết, em thực hiện phép chia 188 chia 5 để tìm số cá của mỗi bể và số cá còn dư. Sau đó, để tính số cá ở bể cuối cùng, em sẽ thực hiện phép cộng lấy số cá của một bể cộng với số cá còn dư.
Bài giải
Số cá của mỗi bể là:
188 : 5 = 37 (dư 3)
Như vậy mỗi bể cá có 37 con cá và dư 3 con
Số cả của bể cuối cùng là:
37 + 3 = 40 (con)
Đáp số: 40 con
VUI HỌC: Làm dấu (→) giúp các bạn tìm ba lô.
(Mai đi theo các phép chia có dư, Bình đi theo các phép chia hết.)
Lời giải
Em thực hiện các phép chia để xác định phép chia hết và phép chia có dư.
Sau đó, tìm đường đi của hai bạn.
Vậy ta điền như sau:
KHÁM PHÁ: Tìm hiểu nội dung trong SGK. Viết số vào chỗ chấm.
• Sải cánh chim thiên nga dài …… cm.
• Mỗi ngày chim thiên nga bay được …… km.
Lời giải
Sải cánh chim thiên nga bằng sải cánh chim hải âu chia hai.
Quãng đường chim thiên nga bay được bằng quãng đường chim hải âu bay được chia 4.
Sải cánh chim hải âu lữ hành dài 360 cm. Sải cánh chim thiên nga dài 180 cm. (vì 360 : 2 = 180).
Mỗi ngày chim hải âu lữ hành bay được 400 km. Mỗi ngày chim thiên nga bay được 100 km. (vì 400 : 4 = 100).
Xem thêm các bài giải VBT Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé