Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 Đánh giá cuối học kì II
A. Đọc
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Kiến đền ơn
Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến.
Ngày tháng trôi qua, chú chim nhỏ vẫn sống trong tổ trên cành sơn trà đầy gai. Chú không nhớ việc mình cứu đàn kiến. Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim, bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy.
Thì ra, đàn kiến không quên chú chim nhỏ cứu chúng thoát khỏi vũng nước.
Theo Truyện cổ Việt Nam
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy chú chim nhỏ và đàn kiến đã giúp nhau thoát nạn:
- Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến.
- Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim, bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy.
Bạn người đi biển
Hải âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng.
Hải âu còn là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng?
Theo Vũ Hùng
Trả lời:
Người đi biển cảm thấy rất an toàn khi có những cánh hải âu làm bạn.
Mặt trời xanh của tôi
(Trích)
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè?
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh lá che.
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi?
Lá xoè như tia nắng
Giống hệt như mặt trời.
Rừng Cọ ơi, rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
Nguyễn Viết Bình?
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài tập: Vì sao tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh?
Trả lời:
Tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh vì lá cọ có màu xanh và lá xoè như tia nắng giống hệt như mặt trời.
Lá bàng
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chản. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.
Theo Đoàn Giỏi
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài tập: Mùa xuân và mùa đông, lá bàng như thế nào?
Trả lời:
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
Mùa đông, lá bàng đỏ như đồng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 86 Bài 2: Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Những người bạn nhỏ
1. Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi trò chơi đá gà. Vạt đất quanh giếng đã luôn ẩm ướt nên cỏ dại tốt tươi quanh năm. Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam, thỉnh thoảng chen vào một cây hoa mào gà đỏ tía. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau.
2. Trong khi tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà thật dai, thật khoẻ, hái được cả nắm, thì Tường chưa hái được cọng nào. Nó ngồi lom khom một chỗ, săm soi cái gì đó trong tay. Tôi ngạc nhiên:
- Sao không hái cỏ gà đi?
- Anh xem này! - Tường Xoay người về phía tôi, chìa tay ra.
Thấy gương mặt rạng ngời của nó, tôi hỏi:
- Dế lửa hả?
- Không.
Tôi lại gần, cúi xuống nhìn: một con cuốn chiếu đang nằm co trong lòng bàn tay Tường. Nó lấy ngón tay khều khều, thích thú ngắm con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
3. Cải cảnh Tường hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu, tôi không lạ. Vì với chúng tôi, không chỉ vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Chúng tôi có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,... Thế là, quên chơi trò chơi đá gà, tôi cùng Tường vui đùa với người bạn nhỏ xíu trăm chân.
Theo Nguyễn Nhật Ánh
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài tập: Đánh dấu v vào ô trước ý trả lời đúng.
a. Hai anh em bạn nhỏ chơi trò chơi gì?
- Hái cỏ
- Đá gà
- Hái rau
b. Cỏ gà mọc ở đâu?
- Mọc lẫn với rau sam
- Mọc lẫn với hoa mào gà
- Mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau
c. Vì sao bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu?
- Vì bạn nhỏ rất yêu thương em trai, muốn thấy em trai vui vẻ.
- Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.
- Vì cuốn chiếu là một con vật chỉ nhỏ bé như cái cúc áo.
d. Vì sao bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi?
- Vì tìm thấy cả cỏ lá gừng và có xuyến chi
- Vì tìm thấy rau dền, rau sam lẫn trong đám cỏ
- Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu.
e. Trong câu "Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi.", từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?
- Đi hái cỏ gà
- Hải cỏ gà
- Tôi đi hái cỏ gà
g. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
- Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam.
- Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
- Tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà dai và khoẻ nhất để hái.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài tập: Viết câu trả lời vào chỗ trống:
h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường.
i. Vì sao anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân"?
k. Đặt tên khác cho câu chuyện.
Trả lời:
a. Hai anh em bạn nhỏ chơi trò chơi hái cỏ.
b. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau.
c. Bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.
d. Bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi vì còn mải chơi với con cuốn chiếu.
e. Trong câu "Hai anh em tôi đi hái cỏ gà.", từ ngữ trả lời câu hỏi Làm gì là: Đi hái cỏ gà
g. Câu văn có hình ảnh so sánh: Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường: Hai anh em Tường có một tuổi thơ rất vui vẻ và hồn nhiên.
i. Anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân" vì hai anh em xem con cuốn chiều như một người bạn và con cuốn chiếu có rất nhiều chân nhỏ.
k. Đặt tên khác cho câu chuyện: Người bạn nhỏ xíu trăm chân.
B. VIẾT
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào vở ô ly.
Thả diều bên dòng sông quê hương
Em buông lên cánh diều
Sông nối dài tay gió
Những buổi chiều thong thả
Sông chơi diều cùng em
Bay lên! Kìa bay lên!
Những cánh bay ngũ sắc
Trời quê hương xanh ngắt
Những tiếng cười chao nghiêng
Bay lên! Kia bay lên!
Kiễng chân, reo mắt phố
Thắm tươi khăn quàng đỏ
Tung tăng buổi tan trường.
Đàm Chu Văn
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào vở ô ly.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 90 Bài 2: Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:
a. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật Tường trong truyện Những người bạn nhỏ.
b. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3.
c. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Trả lời:
a.
Em ấn tượng với nhân vật Tường trong truyện “Những người bạn nhỏ”. Tường là cậu bé ngây thơ, đầy tình thương mà cũng vô cùng đáng yêu. Tường rất yêu thiên nhiên, bạn ấy coi những vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Bạn ấy có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,… Thế là, bạn cùng em của mình thường vui đùa với người bạn nhỏ xíu ấy. Em cảm thấy yêu quý bạn Tường vì sự đáng yêu, ngây thơ và tâm hồn yêu thiên nhiên của bạn. Em mong sao mình cũng có một người bạn như Tường.
b.
Câu chuyện Cóc kiện trời dẫn dắt ta vào một tình huống thú vị. Không ngờ con cóc bé nhỏ, xấu xí vẫn thơ thẩn ở bờ bụi hay dưới gầm giường lại có chí lớn và tài giỏi đến vậy. Các con vật ở trần gian hồi ấy đều bị nạn hạn hán, khát khô cả họng. Nhưng khác với các con vật nằm chờ chết, Cóc quyết tâm một mình lên thiên đình kiện Trời. Hành động dũng cảm của Cóc được nhiều con vật khác xin theo, nhờ đó đội quân mạnh hẳn lên. Tuy đội quân có cả loài mạnh như Gấu và Cọp, tinh ranh như Cáo, nhưng chỉ huy vẫn thuộc về Cóc. Vì chỉ có Cóc mới đủ quyết tâm, lòng dũng cảm và trí thông minh. Cóc và các con vật ở hạ giới tiêu biểu cho chính nghĩa, tình đoàn kết, mưu trí và lòng dũng cảm. Trời phải nhượng bộ trên thế thua và từ đó hễ Cóc nghiến răng, tức là nhắc nhở (hoặc coi là ra lệnh cũng được) là Trời phải làm mưa. Nó phản ánh cuộc đấu tranh chống nạn hạn hán thật quyết liệt của người xưa.
c.
Vào ngày chủ nhật vừa rồi, em đã cùng các bạn tham gia trồng cây xanh ở trường để cùng góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. Công việc diễn ra rất suôn sẻ. Đầu tiên, chúng em di chuyển cây xanh đến vị trí cần trồng. Sau đó đào hố đất, bón phân vào đất, cho cây xuống hố, lấp đất và cuối cùng là tưới nước và rào cây. Dù vất vả nhưng ai cũng nở nụ cười tươi trên môi vì cảm thấy vui và tự hào khi góp sức mình giúp trường, lớp sạch đẹp hơn. Nhờ những việc làm đó mà những hàng cây thẳng tắp đã mọc lên. Sau một thời gian, cây đã phát triển xanh tốt. Chúng em sẽ cố gắng phát huy và trồng nhiều cây xanh hơn nữa.