Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 38, 39, 40, 41, 42 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả
Trả lời:
- Tên bài văn: Rừng cọ quê tôi
- Tên tác giả: Nguyễn Thái Vận
- Tên cây cối hoặc con vật: Cây cọ
- Hình ảnh đẹp: Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
- Hình ảnh so sánh: Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Bài 2: Nghe – viết: Rừng cọ quê tôi (SGK, tr.64)
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào vở ô ly.
Rừng cọ quê tôi
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp Cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, là đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc.
Nguyễn Thái Vận
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 39 Bài 3: Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống:
…..ọc theo những …..òng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo …..ai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành ……ữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa ……ản dị hiền hoà đung đưa theo gió.
Theo Duyên Hương
Trả lời:
Dọc theo những dòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo dai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành giữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa giản dị hiền hoà đung đưa theo gió.
Trả lời:
a. Chữ s hoặc chữ x: hoa sữa, quả sấu, con sóc, quả xoài,...
b. Vần im hoặc vần iêm: quả hồng xiêm, con chim,...
a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thùng xuống gọi to: Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
Nguyễn Đình Thi
b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.
Xuân Quỳnh
c. Kiến ở động quả. Thành ngữ đông như kiến thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.
Theo Tô Hoài
* Tác dụng của dấu ngoặc kép:…………..
Trả lời:
a. Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?.
b. “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất.
c. đông như kiến.
= Tác dụng của dấu ngoặc kép:
+ Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
+ Trích dẫn
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.
c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!
Trả lời:
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: “Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”
c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: “Tết đã đến thật rồi!”
* Có thể thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó vì: trích dẫn trực tiếp lời nhân vật.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:
- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!
Chúng tôi đồng thanh đáp:
- Dạ. Vâng ạ.
An Hồng
Trả lời:
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: “Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!”. Chúng tôi đồng thanh đáp: “Dạ. Vâng ạ.”