Tiếng Việt lớp 4 Viết đoạn kết cho bài văn miêu tả cây cối trang 31
Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc hai đoạn kết bài sau và trả lời câu hỏi:
a, Đoạn văn nào là đoạn kết bài sau khi tả các đặc điểm hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian?
b, Đoạn văn nào là đoạn kết bài bằng cách nêu tình cảm, cảm xúc với cây chọn tả?
Đoạn 1: Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với ông mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Theo Xuân Diệu
Đoạn 2: Cây phượng già đã gắn bó với chúng em suốt những năm tháng học tiểu học. Mai đây, khi xa trường, chúng em vẫn luôn nhớ về cây phượng với những kỉ niệm thân thương.
Mai Thi
Trả lời:
Đoạn kết bài sau khi tả các đặc điểm hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian: 1
Đoạn kết bài bằng cách nêu tình cảm, cảm xúc với cây chọn tả: 2
Trả lời: Cây hoa sữa không chỉ mang đến bóng râm, che mưa, che nắng cho con người mà để lại cho những ấn tượng khó phai cho bất cứ ai đi ngang vào mùa hoa nở.
* Vận dụng
Trả lời:
Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, chả Huế, nạm bò,… cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được cắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Thịt bò mềm, nước chan ngọt cùng với mùi thơm của bún sẽ là một ấn tượng khó phai đối với bất kỳ ai lần đầu ăn bún bò Huế.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đọc: Món ngon mùa nước nổi trang 29, 30
Nói và nghe: Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết trang 30