Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
I. Tác giả Phạm Văn Tình
- Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Tình sinh năm 1954, quê ở Nam Định. Ông là Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
II. Tìm hiểu tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
1. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: Văn bản thông tin .
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Nguyên văn tên đầy đủ của văn bản là "Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ - “Ghét như con bọ chét”"
- Bài báo được đăng trên Báo Phụ nữ ngày 28/07/2020.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: Tự sự .
4. Bố cục
- Phần 1 là đoạn sa pô, đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính.
- Phần 2 là "Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả", nêu lên biểu hiện của việc viết tắt, viết phá cách, sai chính tả trong giới trẻ.
- Phần 3 là "...đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ", phần này viết về giới trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn
- Phần 4 là "Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?", phần này nêu lên quan niệm của người viết về sáng tạo ngôn ngữ.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề: hiện trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bài viết như lời cảnh tỉnh dành cho các bạn trẻ các bạn trẻ đừng mải mê sáng tạo lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dòi tiếng mẹ đẻ.
6. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản đưa ra các dẫn chứng cụ thể nhằm tăng tính xác thực, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về việc sử dụng từ ngữ của giới trẻ hiện nay.
- Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt nội dung.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
1. Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ
* Biến thể chính tả:
- Kiểu chát trên Internet
+ Thay chữ “ô” bằng chữ “u” hoặc bỏ hẳn chữ “ô”.
+ Nhiều phụ âm bỏ ra: chữ “n” là một trong những nghi phạm, chữ “h”, chữ “k”.
+ Chữ “q” và “u” xấu lắm, chữ “w” đẹp hơn nhiều.
- Kiểu viết tắt.
* Các loại “sáng tạo” lệch chuẩn:
- Sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm, nối từ: a-kay với chim cú thành cay cú.
- Sử dụng tiếng lóng.
- Sử dụng “teencode” làm cho hỗn loại, khó kiểm soát.
2. Nguyên nhân về việc dùng từ của giới trẻ hiện nay
Giới trẻ từ tìm cho mình một cách ứng xử, trong đó coi “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí, tạo không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp.
3. Hậu quả
- Gây ra sự hỗn loạn trong sử dụng tiếng Việt.
4. Lời kêu gọi
Giới trẻ cần trau dôi tiếng mẹ đẻ, rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ: nghe - nói - đọc - viết.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Phải coi pháp luật như khí trời để thở
Tác giả tác phẩm: Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái
Tác giả tác phẩm: Trái tim Đan-kô