Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nội dung, Tác giả tác phẩm

Nguyễn Huy Tưởng, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Ngữ văn 11 bộ Cánh diều, bài viết giúp các học sinh đọc lại văn bản và tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm của văn bản . Dưới đây là tác giả tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tác giả, tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

I. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)

Quê quán: Hà Nội.

- Đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch, tác phẩm của ông thường khai thác đề tài lịch sử

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Kịch: Vũ Như Tô, Bắc Sơn

+ Tiểu thuyết: Sống mãi với Thủ Đô, An Tư

+ Kí: Kí sự Cao Lạng

+ Truyện thiếu nhi: Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, …

=> Được đánh giá là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1996 ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

II. Tìm hiểu tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: bi kịch.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Vở kịch được hoàn thành vào hè năm 1941; đề tựa vào 6/1942.

- Vở kịch dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê (1516 – 1517).

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.

- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.

5. Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Biết tin có binh biến, bạo loạn nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự thấy mình không có tội. Cuối cùng, khi Đan Thiềm bị bắt, quân khởi loạn đốt Cửu Trùng đài, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ, vĩnh biệt Cửu trùng đài.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn dề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.

7. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh.

- Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính.

- Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động.

- Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1. Tình huống và xung đột kịch

a. Sự kiện chính và nhân vật kịch

(1) Đam Thiềm báo tin quân phản loạn, giục Vũ Như Tô trốn nhưng Vũ Như Tô nhất quyết ở lại ;

(2) Lê Trung Mại xuất hiện, báo tin Trịnh Duy Sản làm phản, vua và hoàng hậu đã chết. Nguyên Vũ tự sát theo vua.

(3) Bọn nội giám chi biết quân phản loạn đã phá kinh thành, đốt Cửu Trùng Đài. Lê Trung Mại và bọn nội giám chạy trốn nhưng Vũ Như Tô vẫn nhất quyết ở lại

(4) Ngô Hạch và quân khởi loạn vào thành bắt đám cung nữ và Đam Thiềm. Đan Thiềm cầu xin tha mạng cho Vũ Như Tô.

(5) Vũ Như Tô hi vọng An Hòa Hầu sẽ để ông tiếp tục xây Cửu Trùng Đài nhưng khi biết đó là người lệnh đốt Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vô cùng tuyệt vọng và chấp nhận cái chết.

=> Các chỉ dẫn sân khấu gợi không khí căng thẳng, kịch tính, cho thấy tình thế ngày càng biến loạn, nhân vật rơi vào tình thế nguy cấp ;

=> Các nhân vật xuất hiện ngày một nhiều, đẩy diễn biến kịch lên đến cao trào, xung đột kịch căng thẳng – tái hiện không khí lịch sử biến loạn và số phận bi kịch của con người ;

=> Các sự kiện tập trung hướng đến một tình huống ; đồng thời nối tiếp hợp lí tạo nên những yếu tố bất ngờ, lôi cuốn – Cốt truyện kịch tập trung cao độ, được thể hiện bằng nhịp điệu gấp, tình tiết bất ngờ, tạo căng thẳng đầy kịch tính.

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

b. Tình huống kịch

- Nội dung: Trịnh Duy Sản dấy binh làm loạn, giết vua, đốt Cửu Trùng Đài, lùng bắt Vũ Như Tô.

- Ý nghĩa: Nổi bật xung đột kịch và bộc lộ tính cách nhân vật

+ Đan Thiềm: Không màng đến bản thân, một mực bảo vệ Vũ Như Tô -> Trọng người tài

+ Vũ Như Tô: Nhất quyết ở lại với Cửu Trùng Đài – Cương trực, lãng mạn, đầy lí tưởng

+ Nguyên Vũ: chết theo vua – Tận trung

+ Lê Trung Mại và đám nội gián chạy trốn – Hèn nhát, phản trắc;

+ Đám cung nữ: vu oan cho Đan Thiềm và quyến rũ binh sĩ – Ham sống, cơ hội, giả dối

+ Ngô Hạch và đám quân sĩ đắc thắng khi bắt Vũ Như Tô và đốt Cửu Trùng Đài – Thực dụng, thô lỗ, nông nổi

c. Xung đột kịch

- Biểu hiện: qua mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt giữa các tuyến nhân vật

- Thực chất:

+ Đối lập giữa người dũng cảm, trung thực, có lí tưởng cao cả với những kẻ thực dụng, ích kỉ, hung bạo và cả một xã hội tầm thường, dung tục.

+ Xung đột giữa lí tưởng nghệ thuật cao cả của một nghệ sĩ chân chính với đời sống lầm than, cơ cực, khốn khổ của nhân dân.

-Ý nghĩa:

+ Nổi bật thân phận bi kịch của người nghệ sĩ chân chính sinh nhầm thời;

+ Khẳng định sức mạnh của khát vọng, lí tưởng cao cả

+ Đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực, giữa thiện và mĩ.

2. Nhân vật Vũ Như Tô

a. Tài năng, phẩm chất của Vũ Như Tô

- Là một kiến trúc sư tài ba “ngàn năm chưa dễ có một”: “Chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hoá công, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”.

- Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây lâu đài cho vua Lê Trương Dực.

- Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ.

- Khát khao suốt đời là xây được một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để dân ta nghìn thu hãnh diện.

=> Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba, có lí tưởng nghệ thuật cao cả, có nhân cách lớn, đáng được tôn trọng, ngợi ca.

b. Bi kịch của Vũ Như Tô

*Phản ứng của Vũ Như Tô trước tình thế

Lớp

Sự kiện

Phản ứng

1, 2

Đan Thiềm khuyên VNT đi trốn

"Tôi làm gì nên tội, họ hiểu nhầm…."

=>Không tin mình bị coi là kẻ thù của ND, quyết tâm bảo vệ CTĐ

3, 4, 5

Tình thế trở nên căng thẳng

"Vô lí, họ tìm tôi nhưng có lí gì họ giết tôi, tôi có gây oán thù gì với ai…. "

=> Vũ Như Tô đấu lí, tranh phải trái với số phận

6, 7, 8

Quân phản loạn ập vào, VNT, ĐT bị bắt

"Dẫn ta gặp An Hòa hầu… Ta tội gì? Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm cho đất nước"

=> VNT vẫn hi vọng, đắm chìm trong giấc mộng CTĐ

9

Khi tận mắt chứng kiến CTĐ bị đốt

"Đốt thực rồi, Ôi, muôn phần căm giận… Thế là hết, dẫn ta ra pháp trường"

=> VNT kinh hoàng, tuyệt vọng. Nỗi đau vỡ mộng thốt lên thành tiếng kêu bi thiết, não nùng.VNT bình thản đón nhận cái chết.

* Kết quả:

- Cửu Trùng đài bị thiêu hủy

- Người tri kỉ phải ra đi

- Bản thân Vũ Như Tô bị đưa ra pháp trường

=> Kết thúc bi kịch: sự sụp đổ của cái đẹp và cái chết của người nghệ sĩ

* Nguyên nhân của bi kịch:

Xung đột không thể hóa giải giữa Cái Đẹp và Cái Thiện

- Xung đột giữa khát vọng và thực tiễn

- Do những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động của nhân vật:

+ Suy nghĩ: tách cái Đẹp khỏi cái Thiện, tách Nghệ thuật khỏi Đời sống, tách Nghệ sĩ khỏi Nhân dân

+ Hành động: Lợi dụng tiền bạc và quyền thế của Lê Tương Dực để xây CTĐ (thực tế là xây CTĐ trên máu và nước mắt của nhân dân)

+ Niềm tin sai lầm: Tin vào An Hòa Hầu, tin vào sự chính đại quang minh của bản thân, tin vào người đời sau sẽ hiểu

=> Nhận xét:

Vũ Như Tô vừa có tội vừa không có tội, vừa đáng trách, vừa đáng thương. Cửu Trùng đài không thành vừa đáng mừng, vừa đáng tiếc.

- VNT là người tài, nhưng chưa phải hiền tài, CĐT là tuyệt mĩ nhưng chưa phải tuyệt thiện.

- Thái độ của tác giả đối với nhân vật: vừa cảm thương, vừa trân trọng, vừa nhiều trăn trở, tiếc xót.

3. Nhân vật Đan Thiềm

- Là một cung nữ thất sủng có những suy nghĩ táo bạo, những khát vọng lớn lao, đôi khi vượt tầm thời đài, vượt ngưỡng nhận thức của người đương thời.

+ Đan Thiềm ước mơ nước ta có một Cửu Trùng Đài tráng lệ, để tự hào, để ngợi ca

+ Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô lợi dụng tiền bạc, quyền thế của Lê Tương Dực để thực hiện lí tưởng.

- Đan Thiềm là người biệt nhỡn liên tài, đam mê, trân trọng cái tài, cái đẹp

+ Đan Thiềm say mê, trân trọng tài năng của Vũ Như Tô – môt kiến trúc sư thiên tài;

+ Bà luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, không ngại thị phi, sẵn sàng quên mình để cái Đẹp được ra đời, người Tài được dịp thể hiện

-Đan Thiềm cũng là người luôn tỉnh táo, hiểu đời, hiểu mình, thức thời, biết thích ứng hoàn cảnh.

+ Bà từng khuyên Vũ Như Tô lợi dụng quyền thế, tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện lí tưởng;

+ Khi biết Cửu Trùng Đài không thể hoàn thành, bà chỉ bảo vệ an toàn cho Vũ Như Tô, khuyên ông bỏ trốn.

+ Quân nổi loạn đến, bà van lạy buông tha cho Vũ Như Tô, sẵn sàng chịu chết thay để giữ lại một người tài hoa cho đất nước.

=> Qua nhân vật Đan Thiềm, tác giả đặt ra vấn đề về căn bệnh độc tôn cái Tài, cái Đẹp và những giá trị dân tộc, giá trị lâu dài; đồng thời bày tỏ niềm hi vọng vào một thứ nghệ thuật thanh cao có thể vượt thoát lên thực tại tầm thường.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ

Tác giả tác phẩm: Tình ca ban mai

Tác giả tác phẩm: Thương nhớ mùa xuân

Tác giả tác phẩm: Vào chùa gặp lại

Tác giả tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!