Tác giả, tác phẩm Hịch tướng sĩ
I. Tác giả Trần Quốc Tuấn
- Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tức Hưng Đạo Đại Vương.
- Ông là danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
- Năm 1285 và năm 1288, ông chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông
- Ông lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông ở thế kỉ 13.
- Tác phẩm nổi tiếng : Binh thư yếu lược, Đại Việt sử kí toàn thư.
II. Tìm hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ
1. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: hịch.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh
- Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 năm 1285.
- Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục văn bản Hịch tướng sĩ
- Bố cục của bài hịch:
+ Phần 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
+ Phần 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
+ Phần 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): Phân tích thái độ, hành động của các tướng sĩ.
+ Phần 4 (đoạn còn lại): Đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
5. Giá trị nội dung
- Bài hịch là lời phản ánh chân thực nhất tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta trong suốt quá trình tham gia kháng chiến chống quân xâm lược. Qua đó, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh đổ kẻ thù.
6. Giá trị nghệ thuật
- Bài hịch là một áng văn chính luận xuất sắc với cách đưa ra luận điểm, luận cứ chặt chẽ, rõ ràng, giàu hình ảnh, đầy sức thuyết phục.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hịch tướng sĩ
1. Nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
- Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang...=> nhằm ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời, đồng thời giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
2. Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng của chủ tướng
a. Tình hình đất nước hiện tại
- Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…=> bạo ngược, tham lam, vô đạo.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn từ gợi hình, gợi cảm: Nghênh ngang, uốn lưỡi
+ Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó
+ Giọng văn mỉa mai, châm biếm
⇒ Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ.
b. Nỗi lòng chủ tướng
- Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh : “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”
- Nghệ thuật:
+ Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy
+ Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như: Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…
+ Giọng văn thống thiết, tình cảm
⇒ Tác dụng:
+ Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng
+ Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.
3. Chủ tướng phê phán biểu hiện sai lầm trong hàng ngũ quân sĩ, bộc lộ nỗi lòng mình và kêu gọi tướng sĩ
a. Phê phán sai lầm của tướng sĩ
- Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
- Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon...
b. Nỗi lòng người chủ tướng
- Lời khuyên:
+ Biết lo xa
+ Tăng cường võ nghệ
⇒ Chống giặc ngoại xâm.
- Chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc
- Cùng cảnh ngộ: khích lệ lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của người chung hoàn cảnh.
- Thể hiện thái độ:
+ Khuyên răn, bày tỏ thiệt hơn
+ Nghiêm khắc cảnh báo
+ Mỉa mai, chế giễu
c. Kêu gọi tướng sĩ
- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà ⇒ kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ.
Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
Tác giả tác phẩm: Thi nói khoác
Tác giả tác phẩm: Nước Đại Việt ta