Tác giả, tác phẩm Cây sồi mùa đông
I. Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin
1. Tiểu sử
- Iu-ri Na-ghi-bin (1920 – 1994), sinh tại Mát-xcơ-va, Nga
2. Sự nghiệp
- Truyện ngắn đầu tay Dvoinaya Oshibka ("Sai lầm kép"), xuất hiện trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ 1940. Ông tình nguyện nhập ngũ, làm công tác địch vận vì biết tiếng Đức, ra trận, bị thương 1942, về Mascơva
- Sau khi hồi phục, Nagibin làm phóng viên tờ báo Trud (Lao động) có mặt ở Stalingrad, Leningrad, giải phóng Minsk, Vilnus, and Kaunas. Kinh nghiệm chiến tranh cho ông cơ sở viết tập truyện đầu tiên Chelovek s Fronta ("Người về từ mặt trận"), xuất bản 1943, chủ yếu ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của người lính, nhưng không tập trung mô tả những hành động anh hùng mà đi sâu vào tâm lý nhân vật.
- Hai tập truyện chiến tranh - Bolshoye Serdtse ("Trái tim lớn") and Zerno Zhizni ("Hạt của Đời") - xuất hiện 1944 và 1948. Sau chiến tranh Nagibin vừa làm báo vừa viết văn.
- Những năm 1950 là thời kỳ sáng tạo sung sức của ông, ông cho ra đời những tập truyện như Chelovek i Doroga ("Con người và con đường"), Dalyokoye i Blizkoye ("Xa và gần"), and Rannei Vesny ("Xuân sớm").
- Năm 1962 xuất bản hai tập truyện: Chistiye Prudi, tập truyện về thời thơ ấu những năm 1920 và đầu những năm 1930; and Druzya Moi, Liudi ("Các bạn tôi, Những con người"), tập hợp những sáng tác về Marôc, Phần lan, Pháp, Đức, và Hungary.
- Năm 1963 ông cho xuất bản tập Pogonya. Meshcherskiye Byli ("Săn bắn.
- Năm 1966 cho ra đời tập Zelenaya Ptitsa s Krasnoi Golovoi ("Con chim xanh đầu đỏ"). Những năm1980s Nagibin xuất bản loạt truyện về các nghệ sĩ lớn của thế giới như Goethe, Bach, Tiutchev, Leskov... Ông còn là tác giả tập du ký về chuyến đi Mỹ cúa ông, nhan đề Letaiushchiye Tarelochki, ("Đĩa bay") …
II. Tìm hiểu tác phẩm Cây sồi mùa đông
1. Thể loại Truyện ngắn.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích trong truyện ngắn Cây sồi mùa đông.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cây sồi mùa đông có phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục
- 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “thường đi học muộn”: Cậu bé Xa -vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông.
+ Phần 2: Tiếp đến “chỉ cúi đầu xuống”: Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cùng cậu học trò tham quan cây sồi mùa đông.
+ Phần 3: Còn lại – Chúng ta hiểu ra rằng kiến thức chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm nhiều từ những người xung quanh.
5. Giá trị nội dung
- Câu chuyện Cây sồi mùa đông miêu tả bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Lần nào đi học cậu cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
6. Giá trị nghệ thuật
- Truyện sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá
- Sử dụng từ ngữ miêu tả giàu tính tượng hình, tượng thanh.
- Sử dụng cốt truyện đặc sắc, thú vị, giàu tính nhân văn.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cây sồi mùa đông
1. Một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm của cậu bé Sa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng
* Đề tài: Sự hiểu biết,trân trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên,sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.
* Chi tiết tiêu biểu:
- Cách giới thiệu về cây sồi hết sức yêu thương,tự nhiên như giới thiệu một người quen cũ với cô giáo.
- Hành động cố gắng vần một mảng tuyết để tìm con nhím,ân cần chăm sóc và trò chuyện với con nhím.
- Hành động bới tuyết đưa cô giáo đi thăm hỏi thế giới bé nhỏ dưới gốc cây sồi mùa đông.
- Cảm giác buồn,cúi đầu khi cô giáo bảo chú bé phải đi học bằng đường nhựa,không được đi tắt qua rừng...
- Lời cậu bé dặn cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na khi gặp các con thú có sừng trên đường về: cô chỉ cần giơ gậy làm nó sợ thôi,không nên đánh nó,nó sẽ “giận và bỏ rừng đi biệt mất”
=> Nhận xét tính cách cậu bé : Tâm hồn trong sáng,hài hòa với thiên nhiên, có tâm lòng nhân hậu,tinh tế,biết quan tâm lo lắng cho người khác.
2. Điều kì diệu trong khu rừng
- Ở phần cuối truyện cô An-na “bỗng nhiên hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Sa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của thế giới tương lai” là vì:
- Tâm hồn chú bé chứa đựng một tình yêu rộng lớn,thuần khiết. Tuy nhiên vẻ đẹp của thế giới tâm hồn bên trong chú bé lại không dễ nhận thấy,nó là một “bí ẩn”,một thách thức cho những nhà sư phạm trong quá trình muốn thấu hiểu học sinh.
- Cây sồi chứa đựng cuộc sống kì diệu của tự nhiên,chú bé Sa-vu-skin chưa đựng sức mạnh của tương lai một dân tộc,chú bé chính là thế hệ sẽ phát triển đất nước.Tuy nhiên đó cũng là những công dân bí ẩn vì thế giới trí tuệ của các em cần được khơi gợi bằng sức mạnh của giáo dục.
3. Thông điệp và những lưu ý khi đọc văn bản truyện
- Thông điệp của văn bản:
+ Sức mạnh của giáo dục là nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của HS.
+ Con người cần sống hài hòa với thiên nhiên.
- Những lưu ý khi đọc văn bản thuộc thể loại truyện:
- Xác định đề tài,cốt truyện,bối cảnh.
- Phân tích tính cách của nhân vật và ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu.
- Xác định chủ đề và nêu căn cứ để xác định chủ đề.
- Xác định tư tưởng của tác phẩm.
- Tìm hiểu thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Bố của Xi-mông
Tác giả tác phẩm: Chuyến du hành về tuổi thơ
Tác giả tác phẩm: Mẹ vắng nhà – bộ phim tuyệt đẹp về Những đứa trẻ thời chiến tranh
Tác giả tác phẩm: Tình yêu sách