Trẻ hay quấy khóc trong lúc ngủ: Nguyên nhân và cách xoa dịu

Khi trẻ bắt đầu quấy khóc trong giấc ngủ, phụ huynh có lẽ sẽ lo lắng rằng có điều gì đó không ổn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đối với trẻ sơ sinh, khóc trong giấc ngủ là một giai đoạn chứ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Với nhiều bà mẹ, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ trong giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ tập đi là một trong những thách thức lớn nhất đối với họ. Các vấn đề về giấc ngủ của bé là thường gặp và ảnh hưởng đến ít nhất 30% trẻ. 

Bài viết sau đây sẽ giải thích lý do tại sao trẻ khóc trong giấc ngủ, làm sao để xoa dịu trẻ và các giai đoạn của giấc ngủ bình thường ở các độ tuổi khác nhau. 

Tại sao trẻ lại khóc khi ngủ? 

Quấy khóc trong giấc ngủ là điều thưởng gặp ở trẻ sơ sinh. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gắt gỏng, khóc hoặc thét lên trong giấc ngủ.

Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn chưa thích ứng được với một chu kỳ ngủ thông thường, vì vậy việc trẻ thường xuyên thức giấc hoặc phát ra âm thanh lạ trong giấc ngủ là điều thường thấy.

Đối với trẻ sơ sinh, khóc là hình thức giao tiếp chính của trẻ. Do đó, trẻ hay khóc và cũng có thể khóc trong giấc ngủ. Điều này là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và không phải là dấu hiệu của bệnh tật. Trừ khi em bé có thêm các triệu chứng đáng lo ngại liên quan khác như các dấu hiệu ốm hoặc đau.

Em bé có nhiều cách để thể hiện bản thân, khóc trong giấc ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp ác mộng hoặc cơn khiếp sợ ban đêm. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn mà khóc, đặc biệt là cử động trên giường hoặc phát ra âm thanh trong giấc ngủ, có thể đang gặp cơn khiếp sợ trong đêm. 

Ác mộng xảy ra trong giai đoạn ngủ nông hoặc ngủ mơ (giai đoạn mắt chuyển động nhanh). Còn cơn khiếp sợ trong đêm xảy ra khi trẻ trở nên kích động trong giai đoạn sâu hơn của chu trình giấc ngủ. Trẻ em dễ khóc khi gặp cơn sợ hãi vào ban đêm này. 

Cơn khiếp sợ ban đêm tương đối hiếm xảy ra và thường chỉ gặp ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi, mặc dù đã có  báo cáo về trường hợp cơn khiếp sợ ban đêm xảy ra ở trẻ sơ sinh 18 tháng tuổi. Những cơn sợ hãi này có thể dễ xảy ra hơn nếu trẻ bị ốm hoặc thiếu ngủ. 

Cách xoa dịu em bé 

Khi một đứa trẻ có cơn khóc ngắn trong giấc ngủ, chúng thường sẽ tự ổn định lại. Bế trẻ lên có thể đánh thức và làm gián đoạn giấc ngủ của bé. 

Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, hãy nói chuyện nhẹ nhàng hoặc xoa lưng hay bụng của trẻ. Điều này sẽ giúp em bé ngừng khóc và chuyển sang một giai đoạn khác của giấc ngủ.

Trẻ được bú sữa mẹ trong giấc ngủ có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Bà mẹ nên cân nhắc xem liệu bú mẹ có làm em bé thức giấc hay không.  

Ba mẹ nên quan sát các giai đoạn giấc ngủ của em bé. Một số bé phát ra tiếng khóc nhẹ khi chìm sâu vào giấc ngủ hoặc ngay trước khi thức giấc. Hiểu được kiểu ngủ điển hình của bé có thể giúp ba mẹ biết nguyên nhân khiến trẻ khóc.

Một số trẻ có thể sẽ khóc trong giấc ngủ khi bị ốm hoặc mọc răng. Cơn đau khiến trẻ khóc thường sẽ đánh thức trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến với bác sĩ nhi khoa về cách làm dịu cơn đau cho bé. 

Mặc dù bạn không biết khi nào cơn ác mộng bắt đầu, nhưng nếu ba mẹ nghĩ rằng đang nghe thấy tiếng con mình gặp ác mộng, ba mẹ có thể xoa dịu bé bằng cách nói chuyện an ủi hoặc xoa lưng cho bé. Trẻ còn bú mẹ cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi được bú. 

Nếu bé thức dậy sau cơn ác mộng, hãy an ủi và ru nhẹ nhàng để bé trở lại giấc ngủ. Trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi có thế cần được ba mẹ trấn an rằng cơn ác mộng không có thật. 

Khi nào thì cần gọi cho bác sĩ

Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên hỏi ý kiến bác sĩ  khi có sự thay đổi đột ngột thói quen ngủ. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Ba mẹ có con gặp ác mộng và các vấn đề về giấc ngủ khác nên cho bé đi khám bác sĩ khi:

  • Trẻ khóc lên vì đau đớn
  • Thói quen ngủ của trẻ đột ngột thay đổi
  • Trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ kéo dài trong vài đêm và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của trẻ hoặc gây mệt mỏi cho ba mẹ.
  • Gặp khó khăn khi cho trẻ bú, chẳng hạn như ngậm bắt vú không tốt, không bú đủ sữa mẹ hoặc lo ngại sữa công thức, ảnh hưởng đến giấc ngủ.  

Các kiểu ngủ bình thường theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không có một khuôn mẫu cho giấc ngủ bình thường. Mô hình giấc ngủ thay đổi nhanh chóng trong 3 năm đầu đời, với rất nhiều kiểu ngủ khác nhau cho những trẻ khác nhau. Thời lượng khóc trong giấc ngủ cũng sẽ thay đổi theo thời gian.

Trẻ em bé có chu kỳ ngủ ngắn hơn người lớn và dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ nông. Vì thế, trẻ có nhiều các khoảng thời gian giữa các chu kì ngủ, nó khiến trẻ hay khóc hơn, gắt ngủ hoặc tạo ra những tiếng động khác trong giấc ngủ.

Các chuẩn mực về văn hóa và gia đình có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ba mẹ nên tham khảo lời khuyên của chuyên gia để từ đó có thể lựa chọn kiểu giấc ngủ phù hợp với bản thân, văn hóa, cũng như nhu cầu và tính cách của con.

Các phần tiếp theo sẽ cho bạn biết thêm thông tin về các kiểu ngủ của trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trẻ em bé có rất nhiều kiểu ngủ khác nhau, và nếu em bé của bạn có kiểu ngủ khác với những kiểu ngủ được đưa ra dưới đây, thì cũng đừng lo lắng quá.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Giấc ngủ không thể dự đoán được trong tháng đầu tiên. Giấc ngủ của trẻ thường bị ngắt quãng bởi những khoảng thời gian thức giấc ngắn, sau đó là những giấc ngủ ngắn và những giấc ngủ dài hơn. Một số em bé dường như có sự nhầm lẫn giữa đêm và ngày. Khóc trong giấc ngủ là chuyện thường thấy.

Trẻ sơ sinh thường thức dậy để ăn sau mỗi 2-3 giờ ngủ, và đôi khi thường xuyên hơn.

Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày và xây dựng một lịch trình ngày đêm sẽ giúp điều chỉnh thói quen ngủ của trẻ. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, một lịch trình ngủ đều đặn hoặc ngủ lâu dài vào ban đêm là không thể.

Trẻ 1–3 tháng

Trẻ sơ sinh từ 1–3 tháng tuổi vẫn đang tiếp tục thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số trẻ bắt đầu xây dựng lịch trình ngủ đều đặn, tuy nhiên giấc ngủ ban đêm thì không chắc.

Ở độ tuổi này, bé thường quấy khóc khi ngủ hoặc thức dậy quấy khóc nếu đói. Các phiên ngủ thường kéo dài 3,5 giờ hoặc ít hơn.

Trẻ 3–7 tháng

Trẻ sơ sinh từ 3-7 tháng có thể có một lịch trình ngủ đều đặn. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Từ 3 đến 7 tháng, một số bé bắt đầu ngủ kéo dài hơn hoặc ngủ suốt đêm. Có sự khác biệt giữa các em bé, có em ngủ suốt đêm và cũng có em sẽ thức dậy giữa chừng.

Một số trẻ sơ sinh cũng trải qua giai đoạn giảm thời lượng ngủ vào khoảng 4 tháng tuổi và thay đổi kiểu ngủ.

Sau giai đoạn này, nhiều em bé sẽ phát triển một lịch trình ngủ gồm hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm. Bạn nên thiết lập thói quen ngủ ban ngày và thói quen ngủ vào ban đêm cho bé.

Trẻ 7-12 tháng

Hầu hết trẻ sẽ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Vào khoảng một tuổi, một số trẻ sơ sinh chỉ ngủ một giấc ngắn vào ban ngày. Các bé khác có thể cần hai giấc ngủ ngắn ban ngày trong năm thứ hai của cuộc đời.

Trẻ mới biết đi (12 tháng tuổi trở lên)

Trẻ mới biết đi cần ngủ 12–14 giờ mỗi ngày, được chia làm giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm. Hầu hết trẻ sẽ giảm xuống còn một giấc ngủ trưa khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Trẻ mới biết đi có thể thỉnh thoảng bị thay đổi thói quen ngủ khi có điều gì đó gián đoạn thói quen của chúng, có thể là do trẻ đang bị ốm hoặc trẻ trải qua một sự thay đổi lớn về phát triển. Điều này có thể khiến trẻ khóc nhiều hơn bình thường.

Ví dụ, một đứa trẻ trước đó thường xuyên ngủ suốt đêm, nay có thể thức dậy lúc 3 giờ sáng sẵn sàng chơi trong một vài đêm.

Tổng kết

Giấc ngủ có thể là một thách thức, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Có sự khác biệt giữa các trẻ, mỗi trẻ đều có nhu cầu và khuynh hướng riêng của chúng.

Ba mẹ hoặc người chăm sóc sẽ hãy hiểu và tìm phương pháp phù hợp với tính khí của bé để tối đa hóa giấc ngủ của chúng, xoa dịu cơn khóc và đảm bảo cho em bé cảm thấy an toàn và thoải mái vào ban đêm.

Trong hầu hết các trường hợp, khóc trong giấc ngủ không nguy hiểm hay là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Không sớm thì muộn, hầu như tất cả em bé đều trải qua điều đó, và cuối cùng thì, tất cả chúng đều ngủ.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Theo quan điểm dân gian thì trẻ cứ 12 đêm la khóc là do yếu tố tâm linh. Người ta cho rằng việc trẻ tiếp xúc với người vừa đi đám tang, sinh ra trong khung giờ xấu hoặc nhà có nhiều khí âm sẽ thường hay gặp tình trạng này.
Xem thêm
Nhịp tim đập nhanh, sức khỏe không đảm bảo Do đã quá quen thuộc môi trường sống trong bụng mẹ nên bé chưa thể thích nghi ngay mà vẫn giữ những thói quen từ trước. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên quấy khóc là hiện tượng sinh lý bình thường.
Xem thêm
Như đã nói ở trên, áp dụng các thần chú này là mẹo, kinh nghiệm của cha ông ta truyền lại từ đời xưa xưa. Các mẹo này đến nay vẫn chưa có bằng chứng về mặt khoa học cho nên cũng không thể khẳng định được nó đúng hay sai. Tuy nhiên, đây lại là các mẹo được hội bà mẹ “bỉm sữa” áp dụng khá nhiều. Họ rất tin tưởng vào những cách giúp trẻ ngủ ngon này và truyền tai để cùng nhau áp dụng.
Xem thêm
Thông thường, trẻ lúc mới sinh thường hay khóc vào ban đêm. Điều này hoàn toàn bình thường bởi vì con vẫn còn những thói quen khi trong bụng mẹ. Việc khóc đêm là một trong những dấu hiệu cho thấy trê dần thích nghi với môi trường ngoài.
Xem thêm
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do đói Không ngủ đúng giờ Con gặp vấn đề về tiêu hóa Khóc thét khi đang ngủ do áp lực tâm lý
Xem thêm
Tạo chuyển động đều Tiếp xúc da với bé Tạo ra âm thanh quen thuộc Massage cho bé Trò chuyện với bé. Vỗ nhẹ vào lưng trẻ
Xem thêm
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ Cho trẻ ăn no trước khi ngủ Bổ sung canxi, chất dinh dưỡng khác
Xem thêm
Do đã quá quen thuộc môi trường sống trong bụng mẹ nên bé chưa thể thích nghi ngay mà vẫn giữ những thói quen từ trước. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên quấy khóc là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này kéo dài do các nguyên nhân bệnh lý sẽ khiến giấc ngủ kém chất lượng. Lâu dần, trẻ có thể gặp những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Xem thêm
Thắp nhang lên bàn thờ – mẹo thần chú trị trẻ khóc đêm phổ biến Kê giường bé hợp phong thủy giúp trẻ hạn chế khóc đêm Chú ý hướng gió trong phòng của bé Hạn chế để vật sắc nhọn trong phòng bé
Xem thêm
Ảnh hưởng đến em bé Ảnh hưởng đến mẹ Không vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú mà cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh. Không đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi dễ bị cảm lạnh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trẻ khóc đêm (sự phát triển của trẻ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!