TOP 50 Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều ý tưởng mới, giúp học sinh làm văn lớp 10 tốt nhất.

Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành một nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại. Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Hướng dẫn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

* Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: 

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận. 

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận. 

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng

các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ. 

- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản. 

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

* Phân tích bài tóm tắt tham khảo 

Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.

- Triển khai vấn đề thành các luận điểm.

- Kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm…

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

* Thực hành viết theo các bước

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn một vấn đề mang tính thời sự hoặc vấn đề mà bản thân có hứng thú và quá trình suy ngẫm lâu dài: Thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường

2. Tìm ý, lập dàn ý 

a. Tìm ý: 

- Vấn đề là gì? Vì sao lựa chọn vấn đề đó? Vấn đề đó có ý nghĩa thế nào với cá nhân và cộng đồng?

→ Vấn đề thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường vẫn luôn là một vấn đề đáng suy ngẫm, bởi thái độ đối với môi trường sẽ quyết định hành động của con người cũng như sự sống của con người.

- Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Có những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh quan điểm và thuyết phục người khác đồng tình với mình?

→ Tôi thấy hiện nay vẫn có những người vẫn thờ ơ với tình trạng môi trường nguy cấp. Đây là một thái độ không đúng, để lại nhiều hậu quả, cần phải thay đổi.

b. Lập dàn ý: 

Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau: 

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề - thái độ của con người đối với môi trường.

- Thân bài:

+ Giải thích vấn đề.

+ Trình bày thực trạng môi trường hiện nay.

+ Trình bày biểu hiện của thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường.

+ Trình bày quan điểm và nhận thức của bản thân.

- Kết bài: 

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề.

3. Viết 

Viết bài theo dàn ý đã lập.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tìm các lỗi cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bài viết. Có thể tự rà soát bài viết theo một số tiêu chí sau: 

- Vấn đề xã hội cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rõ ràng. 

- Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã được sắp xếp hợp lý và sử dụng một cách hiệu quả. 

- Nội dung thể hiện được quan điểm cá nhân về vấn đề cần bàn luận. 

- Văn phong phù hợp với mục đích và đối tượng cần thuyết phục. 

- Vị thế phát ngôn và giọng điệu được xác lập, lựa chọn phù hợp với mục đích viết và đối tượng thuyết phục. 

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.

Dàn ý chi tiết viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Dàn ý chi tiết số 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm

vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

  • Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.
  • Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

  • Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.
  • Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

  • Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.
  • Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của chính

mình

2. Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu -> vẻ đẹp chung của họ

+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần

+ Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thẻ trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó

khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua

+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con

người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ

+ Bình luận

3. Kết luận: khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề

Dàn ý chi tiết số 3

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm?

Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một

vấn đề gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân.

Thói vô trách nhiệm được ví với một loại axit vô hình, loại axit này không nhìn thấy được bằng

mắt thường và như vậy, vô hình chung nó gây ra tổn thất khá nặng nề, ăn mòn cả xã hội mà

chúng ta không hề hay biết.

2. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm

– Không quan tâm, thờ ơ với mọi người xung quanh

– Có lối sống buông thả, tới đâu hay tới đó

– Luôn thờ ơ với công việc, không có ý thức khi làm việc

– Thờ ơ với bạn bè, gia đình, người thân

– Luôn cho rằng mình đúng, luôn chối bỏ những điều mình làm sai, không chịu nhận lỗi sửa sai

3. Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm

Tạo ra những sản phẩm không hoàn thiện, tạo ra những nhân cách không hoàn hảo.

Chất lượng công việc không cao.

– Làm cho đạo đức của con người dần đi xuống

– Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách

– Kìm hãm sự phát triển của đất nước

4. Bài học nhận thức và hành động

Làm việc có kế hoạch và hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và thời gian.

Lưu tâm tới tất cả những gì thuộc trách nhiệm sở hữu của bản thân.

III. Kết bài

– Bản thân mỗi người cần nhận thức rõ về tác hại của thói vô trách nhiệm để không mắc phải

– Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống.

Dàn ý chi tiết số 4

1. Mở bài

Dẫn dắt, nêu sơ lược những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu. Khái quát ý kiến, nhận định

của em về vấn đề này ( nghiêm trọng, cần có biện pháp giải quyết hữu hiệu, ảnh hưởng rộng

khắp,...)

2. Thân bài

– Trình bày cụ thể hơn nhận định, hiểu biết của em về hiện trạng biến đổi khí hậu trên thế giới

hiện nay:

Nêu khái niệm biến đổi khí hậu (theo cách em hiểu)

Những biểu hiện cụ thể:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: nhiệt độ tăng cao, mưa trái mùa, tuyết rơi sớm,...
  • Sự biến đổi của khí quyển: tầng ozon ngày càng mỏng, một số nơi mất lớp bảo vệ khiến các tia phóng xạ có hại lọt vào bầu khí quyển,...
  • Động thực vật biến đổi để thích nghi (động di chuyển sang môi trường sống mới; thực vật biến đổi bề ngoài như: hệ rễ, cấu tạo, chức năng bộ phận,...)
  • Ảnh hưởng đến con người

Nguyên nhân: (phần lớn do tác động của con người)

  • Khai thác khoáng sản quá mức( các loại quặng mỏ quý hiếm, các loại thường dùng trong công nghiệp,...) sinh ra lượng bụi và nước thải lớn, các nguyên tố phóng xạ.
  • Chặt phá rừng phòng hộ, săn giết động vật trái phép ( nêu một số ví dụ cụ thể nếu biết)
  • Lãng phí nguồn nước ( nước ngọt trong sinh hoạt, sản xuất,...dẫn chứng)
  • Không kiểm soát chặt chẽ rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ( cho ví dụ cụ thể: các bãi rác tự phát, các nhà máy xả chất thải chưa qua xử lý,...) dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng(môi trường sinh hoạt, nguồn nước, đất,...)
  • Ý thức cá nhân và cộng đồng chưa cao(xem nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu, xem việc gìn giữ môi trường sống là việc của riêng một cá nhân hay đoàn thể nào đó, vì lợi ích nhất thời nên cố ý bỏ qua,...)
  • Các nguyên nhân khác ( rủi ro trong công nghiệp hạt nhân, công nghiệp vũ trụ, quốc phòng,...)

Hậu quả:

  • Mất cân bằng sinh thái
  • Thảm thực vật xói mòn, động vật diệt tuyệt nhiều loài : môi trường sống thay đổi đột ngột khiến nhiều loài không thích ứng được dẫn đến suy thoái, tuyệt diệt ( dẫn chứng cụ thể một vài loài mà em biết. ví dụ: chim cánh cụt ở Nam Cực, các loài bướm ở Tây Ban Nha, các loài san hô, cây Lobelia, chuột Bramble Cay…)
  • Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.
  • Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người(lũ quét, sạt lở, các cơn bão lớn,...)
  • Môi trường sống con người ngày càng thu hẹp và khắc nghiệt( hiện tượng băng tan ở 2 cực, sa mạc hóa do biến đổi khí hậu,...)
  • Bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh chóng, sức khỏe con người ngày càng kém (môi trường ô nhiễm mang theo nhiều mầm bệnh)
  • Các hậu quả khác

Biện pháp:

  • Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm phá rừng, cấm săn giết động vật bừa bãi.
  • Khai thác hợp lý các nguồn khoáng sản
  • Mỗi cá nhân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường (tham gia trồng cây, trồng rừng phòng hộ, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải hợp lý,...)
  • Các biện pháp khác

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề đã khái quát ở phần mở bài ( cái nhìn, mức độ nghiêm trọng của biến đổi

khí hậu đối với môi trường sống của cá nhân, công đồng, xã hội,...). Đưa ra ý kiến, phương

hướng, lời khuyên.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội sức mạnh của ý chí con người

Tài liệu VietJack

Bài văn mẫu số 1

Sống trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh. Tuy nhiên, chẳng mấy ai may mắn được hoàn cảnh trải cho tấm thảm nhung để dễ dàng bước đến thành công. Hoàn cảnh luôn tác động lớn đến mỗi người. Nếu ai đó sinh ra chẳng may gặp điều rủi ro, bất hạnh họ thường so bì với kẻ khác và cảm thấy bất công. Khi gặp thất bại, họ gục ngã và đổ tội cho số phận. Thật ra, chỉ có nghị lực của mỗi người mới là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công của con người.

Nghị lực là một năng lực tinh thần. Nó tác động đến suy nghĩ, cách làm việc của mỗi người. Còn thành công là kết quả làm việc. Kết quả đó có được là nhờ dùng phương tiện lương thiện để đạt mục đích. Trong cuộc sống, ai cũng phải có mục đích của riêng mình, dù lớn nhỏ miễn sao không ti tiện. Để đạt được mục đích, con người phải có nghị lực để thực hiện chứ không thể trông chờ vào may mắn, hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.

Hiển nhiên ta thừa nhận có những kẻ thành công dựa vào hoàn cảnh may mắn. Đó là những kẻ từ khi sinh ra đã được cha mẹ chăm lo đầy đủ, có sự giáo dục hoàn hảo. Họ được tạo mọi điều kiện để học hành, rèn luyện nên có tri thức, sức khỏe cần thiết. Lớn lên học có thể đỗ vào các trường đại học rồi ra trường được cha mẹ cho vốn để làm ăn, mở công ty, xưởng sản xuất... từ đó mà phát triển và làm ra của cải giàu có. Những người thành công như vậy vẻ vang gì đâu? Bất kỳ ai nằm trong hoàn cảnh đó mà chẳng thành công được. Chỉ có những người từ nghịch cảnh vươn lên để tạo dựng sự nghiệp mới thật là đáng nể. Cuộc đời vẫn thường chất chứa bao nhiêu sóng gió, nhiều người gặp những hoàn cảnh rủi ro, đầy gian truân, trở ngại. Thế nhưng họ vẫn vươn lên và đạt những thành công rực rỡ, có những người được cả thế giới biết đến.

Ta có thể kể đến Macxim Gorki. Tuổi thơ ông cũng chẳng êm đềm như bao đứa trẻ khác. Chẳng được học hành đến nơi đến chốn, lại phải bươn chải kiếm sống, đối chọi với một nghị lực mạnh mẽ vượt qua mọi trở ngại để cuối cùng trở thành một nhà văn Nga vĩ đại, mọi người ngưỡng mộ. Ngoài ra còn rất nhiều tấm gương điển hình như như thế. Bà Helen Keller hồi hai mươi tuổi bị bệnh rồi hóa mù, điếc. Vậy mà bà vẫn vượt lên số phận, học rộng hiểu sâu. Bà viết được bảy quyển sách, đi diễn thuyết khắp Châu Âu và Châu Mĩ, được cả thế giới biết đến. Hay hầu hết những ông vua thép, vua dầu lửa, vua xe hơi… những thành công của họ thì bất kì ai trong chúng ta cũng phải nghiêng mình kính nể. Đó là những con người có nghị lực phi thường. Nhờ đó mà họ mới thành công như vậy.

Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Chẳng khi nào họ chịu khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại của mình cho cái “"số xấu” như nhiều kẻ vẫn làm. Họ luôn biến nghịch cảnh thành sức mạnh và động lực mạnh mẽ để đẩy họ đến thành công lớn. Nếu như không bị mù thì Milton chắc gì trở thành một thi hào muôn thuở, nếu Beethoven không bị điếc thì tài nghệ của ông chưa chắc đạt đến mức tuyệt đỉnh. Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt hai chân nhưng không cho đó là nghịch cảnh. Ông 'tận dụng' điều đó để dành thời gian nằm một chỗ đọc sách. Ông đọc rất nhiều sách về kinh tế, chính trị, xã hội và trở thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang của Mỹ. Như vậy, rõ ràng nhờ có nghị lực họ có thể vượt qua tất cả để đến thành công họ mong muốn.

Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Người xưa nói: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” là vậy. Khi người ta bị hiếp đáp nghèo khó, tủi nhục người ta sinh ra nghị lực và tận lực quyết tâm vượt qua số phận để cải thiện đời sống. Những người sống trong nhung lụa, giàu sang cần gì chẳng có, nên họ chẳng phải lao tâm vào việc gì mà cần nghị lực. Nghị lực của họ yếu dần và có thể mất đi. Khi gặp thất bại khó khăn họ thường sụp đổ nhanh chóng và bỏ cuộc sớm. Vậy nên muốn có nghị lực ta phải rèn luyện, đi từ gian khó mà lên. Trời không lấy hết đi của ai thứ gì, nghị lực là tài sản lớn nhất và vô giá mà cuộc sống ban tặng cho người bị cuộc sống lấy đi những may mắn.

Để rèn luyện nghị lực, ta phải rèn ở ba phương diện năng lực, đó là: suy nghĩ, quyết định và hành động. Để được gọi là người có nghị lực ta phải đạt mức: suy nghĩ thông sâu, sáng kiến; tinh thần quyết đoán và hành động bền bỉ, tự chủ. Những đức tính này phải trung hòa, nếu thái quá sẽ có hại cho nghị lực. Có nhiều yếu tố tác động đến nghị lực. Chẳng hạn, sự hiểu rộng, biết nhiều giúp ta suy nghĩ chín chắn, thông sâu; tình cảm nồng nhiệt giúp ta quyết định màu và bền chí hành động; hoàn cảnh xã hội - lời khen chê của người khác làm tăng giảm nghị lực... Ta phải dựa vào những điều đó để điều tiết việc làm và rèn nghị lực sống. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như thay đổi những thói quen xấu mà lâu nay ta vẫn chưa làm được đến những việc lớn hơn.

Khi đã có nghị lực con người đối chọi với khó khăn một cách dễ dàng hơn, có thể vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống một cách đơn giản hơn. Người có nghị lực lớn được xem là người “bị định mệnh thử thách”, họ luôn tỏ ra xuất chúng khi vượt qua trở ngại, thậm chí còn thích đương đầu với nó. Thành công của họ là từ chính họ làm nên vì vậy nó không phụ thuộc và bất kì hoàn cảnh nào. Những thành công đó thật vẻ vang và đáng tự hào.

Vậy nên muốn thành công thì không thể thiếu nghị lực. Đừng sợ trở ngại, vì chính nó là thứ để ta rèn nghị lực sống của mình. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống.

Bài văn mẫu số 2

Có bao giờ bạn tự hỏi, những con người đứng trên bục vinh quang kia, rốt cuộc họ có những tố chất gì, để trở thành những con người chiến thắng? Một số người tự nhủ rằng: "Họ thật là may mắn", mà có biết đâu những con người ấy phải có một ý chí, nghị lực phi phàm. Trong cuộc sống hiện nay, con người rất cần ý chí và nghị lực, sống không chỉ tồn tại mà phải sống cho ngẩng cao đầu.

Không biết bạn đã từng đọc qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri hay chưa? Truyện kể về Giôn-xi, là nữ họa sĩ nghèo, nhưng mắc phải căn bệnh sưng phổi. Chính bệnh tật và nghèo túng khiến cô không muốn sống nữa. Nhưng rồi nhờ tình thương và sự chia sẻ của Xiu và cụ Bơ-men, cô đã khỏi bệnh và tìm được lại niềm tin vào cuộc sống. Câu chuyện phản ánh tình thương những con người cùng khổ, nhưng ấy cũng là ý chí, nghị lực phi thường của con người. Nếu như Giôn-xi không có quyết tâm, cô sẽ không bao giờ bước ra được khoảng tối tăm của chính tâm hồn mình. Ý chí và nghị lực chính là lòng quyết tâm của con người, cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ trên đường đời.

Con người nếu không có ý chí và nghị lực thì không thể tồn tại trên đời này. Mỗi chặng đường mà bạn đã đi qua phản ánh ý chí và nghị lực chính mình. Bạn không thể biết đi, không thể biết viết, biết nói,… nếu không có chí học hỏi, rèn luyện. Hãy nhìn những vận động viên với những chiếc huy chương vàng lấp lánh, tôi tin rằng, cũng có lúc họ bi quan, muốn từ bỏ môn thể thao mà họ theo đuổi, những lúc chấn thương,… nếu không có một ý chí nghị lực vươn lên không ngừng, họ sẽ không thể chinh phục được những đỉnh cao ấy! Hãy lấy gương của hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Ký, viết chữ bằng chân, những vận động viên trong Pa-ra-game đã mang về cho Tổ quốc vinh quang; mà soi vào mình, bạn là một con người bình thường, lành lặn, sao không cố gắng, quyết tâm hết sức mình. Khi chúng ta đã quyết tâm và cố gắng hết sức mình dù những thành quả ấy chưa cao, nhưng chúng ta vẫn có thể tự hào với mọi người, và với chính mình.

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Sống trong cuộc sống hiện đại, nếu con người không có được ý chí, nghị lực, thì bạn sẽ rất có thể sa ngã vào những tệ nạn khôn lường. Ví như những cầu thủ trong SEA Games 23, nếu họ đã có đủ ý chí và nghị lực, họ sẽ không để bị ma lực của đồng tiền làm cho "mờ mắt" mà để rồi sa vào ngục tù, nhà giam. Đừng bao giờ để mình sa vào tệ nạn vì thiếu ý chí, nghị lực.

"Có chí thì nên"! Câu tục ngữ ấy trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ sai. Đừng bao giờ để ý chí và nghị lực biến mất trong tâm trí bạn. Hãy sống và sống ngẩng cao đầu, bạn nhé!

Bài văn mẫu số 3

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những khó khăn và thử thách. Bản thân mỗi người cũng không ai là hoàn thiện cả. Nhưng dám nhìn thẳng vào sự thật, nhận ra những hạn chế của bản thân và cố gắng vươn lên, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với mỗi người. Ý chí mạnh mẽ và nghị lực kiên cường luôn là người bạn đồng hành trên hành trình tiến đến thành công của chúng ta.

Ý chí là năng lực thực hiện những hành động có mục đích, là năng lực khắc phục những khó khăn, thử thách vươn đến thành công. Nghị lực là sức chịu đựng, sự kiên trì, bền bỉ của con người trong công việc và trong đời sống.

Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra. Người có ý chí và nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công

Sức mạnh của ý chí là vô cùng to lớn. Cùng với sự kiên cường của nghị lực, hai yếu tố chắp thêm đôi cánh cho ước mơ của mỗi con người. Có ý chí mạnh mẽ, lòng quyết tâm và nghị lực kiên cường, cùng với tinh thần lạc quan thì sẽ vượt qua mọi khó khăn gian khổ và dẫn đến thành công Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Họ luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.

Sống có ý chí và nghị lực mạnh mẽ sẽ giúp con người có đủ sức mạnh đương đầu với khó khăn, và vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Người có ý chí và nghị lực luôn có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.

Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, sống có nghị lực có thể làm thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Người có nghị lực vững vàng sẽ trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận. Họ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

Nếu không có ý chí đủ mạnh mẽ và nghị lực bền bỉ thì làm sao Edison có thể kiên trì sáng tạo bóng đèn điện sau hàng nghìn lần thất bại; Bác Hồ Chí Minh bôn ba thế giới hơn 3 năm, vượt qua không biết bao nhiêu gian khổ tìm đường cứu nước; thầy Nguyễn Ngọc Ký luyện viết chữ bằng chân và trở thành nhà giáo ưu tú; Nick Vujicic người không tay không chân đã chiến thắng số phận khắc nghiệt, trở thành nhà truyền cảm hứng sống nổi tiếng; Stephen Hawking, nhà khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh, người hầu như bị liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói trở thành thiên tài của thế kỷ. Tất cả những kì tích ấy đều nhờ vào ý chí kiên định, vững vàng, nghị lực phi thường mà có được.

Cuộc sống luôn đặt ra gian nan, trở ngại để thử thách con người. Bởi vậy, không ngừng rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống, bạn mới có thể vươn tới thành công. Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện để không bị cuộc sống đánh bại trước khi bạn kịp trưởng thành.

Dù cuộc sống khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp về phía trước và khám phá bao điều còn đang chờ đợi chúng ta. Hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên nản lòng. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm, kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy. “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở phía sau lưng bạn”.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý chí, nghị lực. Họ là những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Họ là những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai. Họ là những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận. Những người như thế thật đáng chê trách.

Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng. Bạn cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. Hãy rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài. Không ngừng lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí và nghị lực, không có niềm tin vào cuộc sống. Luôn học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

Hầu hết những người thất bại là bởi họ thiếu ý chí chứ không phải thiếu sức mạnh. Chỉ cần có đủ ý chí, bạn sẽ vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào. Hãy luôn giữ vững ý chí và nghị lực trong mọi hoàn cảnh. Lúc tâm hồn tràn đầy ánh sáng của một ý chí lớn, một nghị lực lớn, và những cái lớn này chi phối cả đời sống của mình, mọi ý nghĩ và việc làm của mình, thì tự nhiên người ta sẽ rời bỏ cái gì không xứng đáng, những cái nhỏ nhen, và sẽ thấy vui vẻ phấn chấn lạ thường.

Bài văn mẫu số 4

Không ai luôn được đi trên những con đường bằng phẳng trong suốt cả cuộc đời, đôi khi phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách, những hòn đá ngăn cản tiến bước của mình. Nếu như bạn hèn nhát và yếu đuối trước những thử thách, chắc chắn bạn sẽ là người thất bại, bị đánh ngã. Nhưng khi bạn có một ý chí nghị lực kiên cường, cố gắng vượt qua để vươn lên thì thành công sẽ mỉm cười với bạn. Cuộc sống là muôn màu, hãy để người bạn đồng hành - ý chí nghị lực giúp bạn.

Theo từ điển Việt Nam, ý chí chính là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường của mỗi người, là bản lĩnh để con người vượt qua được mọi thử thách và khó khăn để bước tới đỉnh vinh quang thành công. Không quá khó để chúng ta biết được những tấm gương sáng của ý chí nghị lực, đây là những con người dám làm, dám sống, dám thử thách để có thành công.

Chúng ta chắc chắn không quên được những bài diễn thuyết của chàng trai không tay, không chân Nick Vujicic, à sẽ bật khóc vì cảm động trước hình ảnh anh ấy đang chơi bóng, bơi lội. Càng không thể quên được người thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã ngày đêm miệt mài luyện chữ bằng chính đôi chân của mình, và nghị lực của thầy đã được đền đáp bởi những dòng chữ đẹp. Hay vận động viên Ánh Viên, chị ấy đã cố gắng luyện tập không ngừng nghỉ để đạt được những huy chương vàng về cho đất nước Việt Nam… Từ những tấm gương trên, ta thấy được chẳng điều gì có thể ngăn bước khi chúng ta có ý chí và nghị lực.Có ý chí nghị lực sẽ tạo cho chúng ta bản lĩnh và lòng dũng cảm đối mặt, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám sống hết mình. Nguyễn Sơn Lâm, một chàng trai thấp bé, chỉ cao chưa đến một mét, bước đi khó khăn phải dùng đến nạng mới di chuyển được nhưng lại giỏi ba thứ tiếng, đi thi Viet Nam Idol, chinh phục được đỉnh Phanxipang, là người khuyết tật đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi mà không cần bất kỳ ai giúp đỡ. Phải là một người thật sự có bản lĩnh và lòng dũng cảm mới có thể làm được điều phi thường đó.

Ý chí nghị lực cũng giúp chúng ta khắc phục được những lần thất bại, những thử thách khó khăn, rèn ta sự tin tưởng, niềm tin, thúc đẩy mỗi người luôn phải biết hướng đến tương lai, tiến về phía trước. Tôi đã từng được nghe nhiều câu nói chứa trong đó là những thông điệp về ý chí nghị lực như: “Hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”, “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”, “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… Đây như là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn vững tin, hãy nghị lực vươn lên.

Ý chí nghị lực cũng giúp con người cảm thấy thêm tự tin về bản thân, tự tin với công việc của mình làm. Dù bạn có gặp thất bại thì hãy luôn cảm thấy vui vẻ rồi khắc phục vấp ngã, coi đó như một bước đẹp chứ đừng bao giờ nản chí. Như Jack Ma, Bill Gate, nếu họ từ bỏ, gục ngã từ thất bại thì ngày hôm nay sẽ không có những công ty phần mềm Microsoft, hay cổng điện tử Alibaba… Gian nan nếu bạn biết rèn luyện vực lên thì sẽ đến với thành công.

Khi xã hội phát triển, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho mỗi người nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt cơ hội. Bên cạnh những người thành công, biết vươn lên, tự tin thì có rất rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ cần thấy một chút khó khăn sẽ nản chí, gặp thất bại sẽ chìm đắm vào đó hủy hoại chính mình. Sống không biết phấn đấu, thiếu ý chí, tự tin, sống hèn nhát… Chúng ta cần phải lên án ngay những trường hợp trên để có được những lớp trẻ luôn giàu nghị lực, để xây dựng đất nước. Ý chí nghị lực là niềm tin và kim chỉ nam cho con người, khi nhận thức được điều đó chúng ta phải cố gắng rèn luyện hàng ngày hàng giờ, cũng như cần phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Nên học tập những tấm gương sáng, dám sống dám làm để đi đến được con đường thành công.

Ý chí nghị lực chính là thước đo phẩm giá của con người. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện một ý chí sắt thép một nghị lực sống kiên cường, đừng hèn nhát và yếu đuối, Hãy biết ước mơ và phấn đấu vì ước mơ để vươn tới thành công.

Bài văn mẫu số 5

Cuộc sống luôn tràn đầy rẫy những khó khăn, chông gai và thử thách đòi hỏi con người phải vượt qua. Vì vậy, ý chí và nghị lực sống rất quan trọng.

Nghị lực sống là là luôn biết vươn lên, vượt qua nhiều thử thách khó khăn. Nghị lực sống luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta, có được qua quá trình rèn luyện.

Rất dễ có thể nhận ra nghị lực sống ở một con người. Họ là những con người có tinh thần vượt khó với bản lĩnh phi thường. Họ là những người có cái đầu sắt, không lo sợ khó khăn, không nao núng hay nản chí. Để đạt được đến thành công, đâu phải ai cũng có con đường đi dễ dàng. Vì thế mà nghị lực sống rất cần có trong tinh thần của họ. Nghị lực sống sẽ giúp họ vứt bỏ những vướng bận, những thứ khiến họ nản chí, tiếp thêm sức mạnh, động viên họ để vượt qua được thử thách. Không những vậy, nghị lực sống ấy còn bồi đắp cho con người những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, đó là sự khiêm tốn, lòng dũng cảm, lòng kiên trì bền bỉ.

Những tấm gương về nghị lực sống không hề thiếu trong xã hội từ xa xưa cho đến thời đại ngày nay. Bác Hồ đã từng khẳng định:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bề
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Và Người chính là một tấm gương vô cùng vĩ đại về ý chí và nghị lực sống. Bác đã phải trải qua ba mươi năm bôn ba vất vả ở nước ngoài để tìm đường cứu nước cho dân tộc. Bác đã phải làm rất nhiều nghề, phải chịu đói, chịu rét, chịu tù đày khổ cực. Nhưng vượt lên trên tất cả, Người vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần thép, một ý chí hiên ngang không chịu khuất phục, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai, để rồi cuối cùng Người đã khai sáng cho dân tộc, mở đường cho sự độc lập dân tộc ta ngày nay. Hay tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - một người thầy đã tiếp động lực cho bao nhiêu con người nhờ vào ý chí vô cùng kiên cường. Dù đôi tay không lành lặn, nhưng thầy vẫn tập viết bằng hai chân, nỗ lực không ngừng để trở thành một nhà giáo ưu tú. Một tấm gương nữa vô cùng nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đó là Nick Vujicic. Một con người khi sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, anh không có chân tay lành lặn, cuộc sống từ bé đã phải trải qua nhiều khó khăn và khổ cực, anh còn bị sự chế giễu đến từ bạn bè trang lứa. Anh có tuyệt vọng, nhưng rồi anh đã vực dậy, nghị lực sống đã giúp anh vượt qua tất cả các khó khăn đó, rồi đây anh có thể tự lo cho bản thân, chơi được thể thao, và là người đã đến nhiều nước trên thế giới để truyền cảm hứng cho mọi người về ý chí, nghị lực. Những con người như vậy luôn được mọi người yêu quý và tôn trọng, là tấm gương để học hỏi theo.

Ngoài những con người có ý chí vươn lên, cũng phải kể đến những người thiếu nghị lực sống. Có những người hễ cứ thấy khó khăn là bỏ cuộc, nản chí, không muốn vượt qua. Vậy dù có giàu cỡ nào thì sau này, những người đó cũng sẽ hủy hoại chính mình mà thôi. Những con người như vậy thật đáng trách. Nghị lực sống cũng không tự nhiên mà có, nó cũng đòi hỏi con người ta phải rèn luyện, đó là những lần trải qua sự vấp ngã, hay chông gai thì nghị lực sống sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Là học sinh, chúng ta cần phải học tập và rèn luyện phẩm chất này thật tốt, bởi nó sẽ là tiền đề giúp chúng ta vượt qua khó khăn sau này.

Nghị lực sống là một chìa khóa vô cùng quan trọng của mỗi con người. Nó sẽ quyết định thành công sẽ đến với bạn hay không. Vì vậy hãy luôn cố gắng không ngừng nghỉ, tin vào bản thân và chạy theo đam mê, nghị lực sống sẽ dẫn bạn đến “con đường trải hoa hồng”.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt qua số phận của chính mình

Tài liệu VietJack

Bài văn mẫu số 1

Mỗi chúng ta được xuất hiện trên cõi đời với hình hài khỏe mạnh là một diễm phúc. Thế nhưng, không phải ai cũng có may mắn sở hữu một cơ thể lành lặn. Họ phải chịu những khiếm khuyết và những di chứng bệnh tật đến suốt đời. Tuy nhiên, những khiếm khuyết đó không thể đánh gục được họ. Thay vì chấp nhận và đầu hàng với số phận của mình, họ luôn tìm cách vươn lên trong cuộc sống như những bông hoa hướng dương luôn hướng về ánh mặt trời.

Vượt lên số phận của chính mình là dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống, luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, biến những khiếm khuyết của bản thân thành điểm mạnh. Những tấm gương vượt lên trên số phận thường được ví như những cây xương rồng trên sa mạc. Dù đất có cằn cỗi, khí hậu có khắc nghiệt thì xương rồng vẫn mạnh mẽ sống và vươn lên. .

Những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần đã rèn luyện cho họ ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước gian nan để trở thành một cây xương rồng gai góc. Họ thường phải đối diện với những ánh mắt khinh bỉ, coi thường của mọi người khi sinh ra đã bị thiếu một bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, họ buộc phải đối diện với nỗi sợ hãi trong chính bản thân để vượt lên trên số phận. Bên cạnh đó, sự giúp sức, động viên của gia đình, người thân chính là động lực to lớn giúp họ có thể đứng vững bằng sức lực của mình.

Họ là những thanh âm trong trẻo, nghị lực cất lên từ số phận bất hạnh và đau khổ nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, tràn đầy sức sống. Họ không nản chí, đầu hàng trước mọi khó khăn, luôn kiên định với mục tiêu mình đề ra và nỗ lực tìm cách khắc phục những yếu điểm của bản thân để tiếp thêm sức mạnh cho những mảnh đời kém may mắn. Và hơn hết, họ tự ý thức sâu sắc về số phận và quyết tâm vượt lên hoàn cảnh để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình, cộng đồng. .

Có lẽ, câu chuyện cảm động về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã khiến cho bao bạn đọc phải cảm thấy khâm phục vì tài năng và sức mạnh phi thường của thầy. Thầy bị bại liệt cả hai tay từ nhỏ, thuở đi học thường bị bạn bè chê cười nhưng thầy đã dùng đôi chân của mình để "viết số phận", chẳng những vậy mà thầy còn viết chữ rất đẹp. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua câu chuyện "Người hùng chinh phục đỉnh Phan - xi - păng cùng chiếc nạng gỗ"? Đó chính là anh Nguyễn Sơn Lâm, một người mắc hội chứng loãng xương từ nhỏ, bị teo cả hai chân nhưng đã trở thành một diễn giả nổi tiếng và đã chinh phục được đỉnh Phan - xi - păng cùng chiếc nạng gỗ của mình. Chúng ta là một người khỏe mạnh nhưng việc chinh phục "nóc nhà Đông Dương" là một điều rất khó khăn vì nó đòi hỏi con người phải có sức khỏe và sự kiên trì. Anh Nguyễn Sơn Lâm đã tạo nên chiến tích của chính cuộc đời mình, anh chỉ nặng 27 kg và không thể di chuyển bằng hai chân như người bình thường nhưng anh đã làm nên một điều phi thường.

Vượt lên trên số phận của chính mình sẽ giúp cho bạn trở thành một phiên bản tốt nhất có thể, từ đó thấy được rằng này cuộc sống này sẽ vô cùng ý nghĩa và đáng sống. Những tấm gương vượt lên số phận của chính mình là những người truyền lửa, họ đem đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình cũng chính là lúc bạn thấy rằng chân trời phía trước luôn rộng mở để chào đón bạn khám phá.

Thế nhưng, bên cạnh những tấm gương sáng về nghị lực vượt lên trên số phận của chính mình thì vẫn còn một bộ phận nhỏ những người sống không có ý chí nghị lực, thấy khó khăn đã vội chùn bước. Chúng ta cần phê phán những người luôn giữ trong mình những suy nghĩ tiêu cực, không dám hành động và sống không có ước mơ.

Cuộc sống của chúng ta luôn ẩn chứa vô vàn điều thú vị cho nên bạn hãy thật mạnh dạn để thoát ra khỏi chiếc vỏ bọc của chính mình. Hãy trở thành người dám nghĩ dám làm, dám ước mơ thì chắc chắn bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng. Bạn cần cảm thấy may mắn khi mình là một người "bình thường" cho nên nhất định không nên kì thị mà phải biết giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống. Bạn hãy vạch ra cho mình những mục tiêu cần hoàn thành và không được ỷ lại vào người khác khi bản thân có thể làm được, khi đó thành công sẽ mỉm cười với chính bạn.

"Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Quả đúng là như vậy, những tấm gương vượt lên số phận chính mình chính là những tấm gương sáng mà chúng ta cần noi theo. Chính những suy nghĩ và hành động đúng đắn của những tấm gương vượt lên trên số phận đã giúp họ khẳng định giá trị của bản thân mình rằng họ không thua kém bất kì ai trong thế giới rộng lớn này.

Bài văn mẫu số 2

Mỗi chúng ta khi sinh ra đời chúng ta không thể tự lựa chọn cha mẹ hay số phận cho chính mình được. Tạo hóa cho mỗi con người một số phận khác nhau. Có những người vừa sinh ra đã gặp nhiều may mắn hạnh phúc có ba mẹ yêu thương, sinh ra trong một gia đình giàu có sung túc. Ngược lại có những người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi không cha không mẹ, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh bằng chúng bạn của mình, thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những con người chúng ta đều cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Có những người dù bị thiệt thòi trong cuộc sống nhưng họ không vì thế mà buông xuôi cuộc đời mình mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống để không thua kém bạn bè. Những con người đó thật sự là tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo, thái độ sống tích cực của họ.

Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình quả là một điều thật sự đáng ngưỡng mộ. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã cố gắng học viết chữ bằng chân. Những ngày đầu tập viết những nét chữ viết bằng tay còn khó khăn thì những nét chữ bằng chân vô cùng khó. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn kiên nhẫn tập viết mỗi ngày để rồi thầy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Rồi thầy Nguyễn Ngọc Kí đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người.

Những con người thiệt thòi, khi họ sinh ra đã không được lành lặn nhưng chính nhờ ý chí, nghị lực sống phi thường của mình mà họ đã vươn lên trở thành những con người thành đạt không hề thua kém những người lành lặn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ khỏe mạnh lành lặn nhưng sự nỗ lực trong cuộc sống lại không. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Trong khi đó nhiều người vừa sinh ra do những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, hoặc do tạo hóa nên khi vừa chào đời họ đã thiệt thòi, nhưng họ vẫn luôn sống có ích, có ước mơ hoài bão của mình.

Cái đáng quý nhất của mỗi con người này chính là nghị lực sống kiên cường, phi thường của họ. Dù cuộc sống có nhiều khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ, hoài bão vô cùng lớn lao. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công khiến cho người khác phải nể phục. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.

Bài văn mẫu số 3

Nhiều người sinh ra đã không được may mắn lành lặn, khỏe mạnh như những người bình thường khác. Trong hoàn cảnh đó, có người thu mình vào thế giới riêng, u ám, mặc cảm, tự ti. Nhưng có rất nhiều người lại chọn cách đối mặt với nỗi đau, vươn lên vượt qua số phận của chính mình. Như những mầm cây không may mắn bị bão giông quật cho tơi tả, họ vẫn "đạp đất" vươn lên dâng cho đời muôn sắc hương tươi thắm.

Vượt lên số phận là dũng cảm đối mặt với éo le, nghịch cảnh, dám suy nghĩ, ước mơ, hành động để vượt qua nỗi đau riêng tạo nên bước chuyển cho cuộc đời, tô điểm sắc màu tươi sáng cho cuộc đời kém may mắn của mình.

Có một Nguyễn Công Hùng không may bại liệt toàn thân vẫn cố gắng học tập, cống hiến và trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin. Có một Nguyễn Sơn Lâm bị ảnh hưởng chất độc da cam vẫn nỗ lực thi đỗ hai trường đại học và chinh phục đỉnh Phan- xi- păng bằng nạng gỗ. Có cô gái xương thủy tinh Nguyễn Phương Anh ngồi xe lăn vẫn tỏa sáng giữa sân khấu Vietnam's got talent 2011 và truyền cảm hứng về nghị lực sống đến bao khán thính giả. Còn có một cô bé Linh Chi như "Nick Vujicic" của Việt Nam... Có biết bao người như thế giữa thế giới chục tỉ người này... Mỗi người một cảnh ngộ, một nỗi đau riêng nhưng họ đều giống nhau ở nghị lực sống phi thường. Những người không may mắn ấy có thể thiếu khuyết một phần thân thể, có người sức khỏe gần như không có. Nhưng họ không buông xuôi, cam chịu mà bản lĩnh kiến tạo cuộc sống theo cách riêng. Họ thay đổi cuộc sống của mình bằng những cố gắng, nỗ lực, bằng sự kiên trì và niềm tin bền bỉ. Và có biết bao người đã mang đến cho xã hội những đóng góp, cống hiến lớn lao.

Vì sao họ có thể làm được những điều kì diệu đó? Vì sao họ có thể trở thành những anh hùng lao động, nhà giáo ưu tú, kĩ sư công nghệ thông tin? Bởi họ nhận thức được rằng, mỗi người chỉ sống một lần trong cuộc đời, dù may mắn hay bất hạnh, cũng phải sống thật trọn vẹn những năm tháng "ở trọ trần gian". Bởi họ hiểu rằng, nếu buông xuôi, gục ngã, cuộc đời của họ sẽ càng trở nên bi thương, những người thân yêu cạnh họ sẽ càng thêm bận lòng, không ai muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Và bởi họ nhận ra có biết bao niềm vui, bao thành quả tốt đẹp như những phần thưởng xứng đáng sẽ dành cho những ai nỗ lực vượt lên số phận. Chính ý thức về bản thân, về giá trị cuộc sống; chính ước muốn mãnh liệt vươn tới những điều tốt đẹp, có ích và trên hết là sức vươn lên kì diệu đã tạo nên kì tích cho cuộc đời họ.

Họ thật đáng cảm phục. Họ cho ta hiểu sức mạnh của ý chí, nghị lực. Họ giống như ngọn lửa thắp sáng nhiệt huyết sống cho mọi người, giúp chúng ta thêm tin vào những điều kì diệu, đẹp đẽ trong cuộc sống. Họ truyền niềm tin, truyền cảm hứng đến đến những người có số phận kém may mắn khác và thậm chí còn khiến những người có cách nhìn lệch lạc về họ phải suy ngẫm lại thái độ của mình.

Vì vậy đối với họ, chúng ta không nên xa lánh, kì thị, đó là thái độ đáng xấu hổ ở một đất nước nghìn năm văn hiến. Hãy cảm thông, thấu hiểu và yêu thương, giúp đỡ họ nhiều hơn. Điều đó giúp họ có thêm động lực, niềm tin để "đạp bằng" nỗi đau, tiếp tục sống.

Đứng trước tấm gương vượt qua số phận của chính mình, mỗi người nên suy ngẫm và có nhận thức, hành động đúng đắn, tích cực để tô điểm cho bức tranh cuộc sống của riêng mình. Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, cuộc sống luôn có những bão giông cuồn cuộn, những gai chông nhọn sắc, những nỗi đau đớn xé lòng... hãy biến tất cả ngang trái, bi ai, nghịch cảnh tàn khốc thành phép thử để tôi luyện bản lĩnh cá nhân, trở thành con người mạnh mẽ. Đừng như số ít người chỉ biết đắm chìm trong u tối của mặc cảm, tự ti, trong sự tự kỉ ám thị "Mình không thể làm được", "Số mình buộc phải thế"... Hậu quả cả đời sống như cái bóng bi thương.

Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống,
Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu.

Sống mạnh mẽ như xương rồng trên sa mạc; sống lạc quan như chú tễu, chú hề; sống can đảm như chiến binh dũng mãnh; biến cuộc đời thành vũ đài để khẳng định giá trị bản thân... có rất nhiều bài học tôi đã chiêm nghiệm từ những tấm gương vượt lên số phận của chính mình.

Bài văn mẫu số 4

Cuộc sống xung quanh ta không phải toàn màu hồng như chúng ta nghĩ chính vì lẽ đó không phải ai sinh ra đều có cuộc sống hạnh phúc. Một danh nhân đã nói: "Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Thật vậy, nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công trong cuộc sống như: thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,... Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận khiến bao người phải cảm phục.

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng vẫn có “Những người không chịu thua số phận”. Đó là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa. Chắc trong chúng ta cũng biết đến cậu học trò Nguyễn Ngọc Kí, vốn là một tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên khó khăn. Tấm gương Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay khiến cho Nguyễn Ngọc Kí gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cậu không từ bỏ, quyết tâm rèn luyện học tập bằng chính đôi chân của mình trở thành một giá giáo ưu tú xuất sắc như cậu từng ao ước. Không chỉ có Nguyễn Ngọc Kí, mà nhiều tấm gương như Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn... Từ những câu chuyện đó chúng ta thấy được một tinh thần nghị lực kiên cường phấn đấu không mỏi mệt. Họ chính là biểu tượng, tượng đài cho những con người không chịu thua số phận mà chúng ta không khỏi khâm phục, ngưỡng mộ và tôn trọng họ.

Trước hết, theo chúng ta, điều gì đã thúc đẩy họ có cho mình một nghị lực phi thường như vậy? Đối với những con người gặp hoàn cảnh khó khăn ấy, họ nhận thức được so với những người bình thường khác họ gặp phải trở ngại, khó khăn, khác biệt gì. Chình vì họ nhận thức được bản thân mình đang gặp trở ngại gì, vì thế họ khao khát ước muốn hào nhập, muốn sống cuộc sông như những người bình thường khác. Họ muốn bản thân mình không hề yếu kém hơn ai trong mắt những người xung quanh. Sự khao khát cùng với những lời động viên chân thành từ những người thân , bạn bè, và những người xung quanh cũng tạo nên động lực để họ cố gắng hết mình, biến ước mơ của mình đã hóa thành nghị lực, sự quyết tâm cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được những gì bản thân mình mong muốn. Hay có thể nói chính sự “không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.

Không những thế những người không chịu thua số phận ấy, họ đã biến chính những khuyết điểm của bản thân mình trở thành sức mạnh, trở thành những nỗ lực để họ quyết tâm làm mọi việc. Họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích. Họ khao khát được đóng nhiều đóng góp nhiều cho xã hội bằng nhiều cách khác nhau: phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội… Họ là những tấm gương sáng, tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…

Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương để chúng ta học tập. Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống… Những con người như Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay không chân, nhưng anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như một tấm gương của sự vượt khó… Vua đầu bếp Christine Hà, cô gái người Việt bị mù nhưng đam mê nấu nướng đạt giải thưởng vua đầu bếp Mỹ. Không đao to búa lớn, đấy chính là cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống

Họ chính là những tấm gương điểm hình chứng minh cho sự lỗ lực, nghị lực quyết tâm phi thường của mình khiến chúng ta cần phải noi theo.

Bên cạnh những tấm gương vươn lên trong học tập đáng tự hào ấy vẫn có những con người sống thực dụng, lười nhác, mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phản ứng tiêu cực… Sống hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc. Đó là những con người đáng phê phán trong xã hội ta.

Vậy trước những tấm gương đó chúng ta cần phải làm gì với những con người đã và đang gặp khó khăn trong cuộc sống ấy. Chúng ta hãy chung tay gíup đỡ, động viên những con người khuyết tật, những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sông. Mỗi chúng ta cần học tập ở chính sự nỗ lực và quyết tâm phi thường không ngừng phấn đấu của họ để bản thân chúng ta cũng như họ, cố gắng hết mình cống hiến cho đất nước để hoàn thành trách nghiệm của chính bản thân mình và cũng chính là để cho cuộc sông của mình thêm ý nghĩa:

"Muốn làm con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

Tố Hữu

Những con người vươn lên hoàn cảnh ấy là một tấm gương để chúng ta phản chiếu chính bản thân mình, là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những con sống chưa đúng. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng hết mình dựng xây lên một đất nước tươi đẹp. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình, chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn mong muốn!

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội nghị luận về thói vô trách nhiệm

Tài liệu VietJack

Bài văn mẫu số 1

Cuộc sống hiện đại đang kéo con người vào nhịp sống nhanh, sống vội, sống cuồng nhiệt khiến cho khoảng cách cũng như mối quan hệ như bị kéo dãn ra. Có nhiều biểu hiện sai trái, lệch lạc cũng xuất phát từ lối sống này. Một trong những lối sống đang lên án chính là thói vô trách nhiệm.

Thói vô trách nhiệm được hiểu là sự hờ hững, không quan tâm, không có trách nhiệm với việc làm của mình và của người khác. Trong cuộc sống hiện nay thói vô trách nhiệm đang hiển hiện và ngày càng gia tăng. Bạn vô trách nhiệm với chính bản thân mình, vô trách nhiệm với bạn bè, với gia đình và với nhiều mối quan hệ khác. Thói sống này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn và của nhiều người xung quanh.

Khi sống trong một gia đình, lúc còn bé thì ba mẹ có trách nhiệm nuôi con cái trưởng thành. Sau này con cái khôn lớn, tự lập, tự lo cho cuộc sống của chính mình; ba mẹ đã về già thì con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng ba mẹ. Đây là nền nếp văn hóa vẫn được phát huy và gìn giữ trong mỗi gia đình.

Hơn hết việc có trách nhiệm không chỉ là với người khác, mà nó còn là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Có trách nhiệm với bản thân mình được hiểu là những suy nghĩ và hành động của bản thân luôn ở trong chế độ có kiểm soát.

Mở rộng hơn nữa còn là có trách nhiệm với những người xung quanh mình. Đây là điều mà hiện nay rất nhiều người đã bị guồng quay cuộc sống quá phức tạp cuốn đi mất. Họ sống thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm không chỉ với người khác mà còn với chính bản thân mình.

Ở lứa tuổi thanh niên, lối sống vô trách nhiệm với bản thân xuất hiện rất nhiều. Những hành vi, hành động của tuổi trẻ không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hậu quả sai lầm về sau. Một ví dụ điển hình cho thói vô trách nhiệm này là việc các cặp đôi yêu nhau hiện nay không có trách nhiệm với những hành động của mình. Việc sống thử với nhau khi yêu, rồi mang bầu, mọi chuyện được giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai trong bụng. Đây chính là hành động vô trách nhiệm, sai lầm lớn khiến cho cuộc đời bạn về sau phải hối hận.

Hiện nay, rất nhiều người đang sống ích kỉ, thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm với những người ở xung quanh mình. Nó đã để lại nhiều hậu quả mà chính bản thân họ sau này mới nhận ra. Trong những năm gần đây, cư dân mạng đang nhức nhối tình hình bố mẹ bỏ con cái ở cổng chùa, ở rừng; con cái đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, không cho ăn, phải đi lang thang. Thực tế đau lòng này khiến cho chúng ta mất niềm tin vào con người. Chúng ta sống với nhau cần phải có trách nhiệm với nhau nhưng họ lại vô trách nhiệm như thế thì khác nào đang tự đẩy cuộc sống của mình vào sai lầm.

Hậu quả của lối sống vô trách nhiệm rất nặng nề. Có rất nhiều cần chúng ta giúp đỡ ở ngoài kia nhưng chúng ta lại làm ngơ, ngó lơ, cứ lạnh lùng bước qua. Có thể hôm nay chúng ta đi qua một khu chợ sầm uất và bắt gặp cảnh tượng hai bà cháu đang ngửa chiếc nón rách để xin tiền về qua. Và chúng ta đã bước qua, chỉ ngoái nhìn và không làm gì. Đây chẳng phải là vô trách nhiệm, thờ ơ trước khó khăn của người khác hay sao.

Khi cuộc sống quá nhanh, con người cạnh tranh khốc liệt với nhau, tranh giành địa vị, chức quyền và chúng ta đã quên mất trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh. Khi sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ được nhiều người yêu mến và kính trọng.

Mỗi người chúng ta là một cá thể đặc biệt tạo nên xã hội. Chúng ta cần phải sống có trách nhiệm để có thể xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh hơn. Đây là điều cần thiết mà mỗi người cần phải rèn luyện.

Bài văn mẫu số 2

Trong xã hội hiện đại đang khiến cho con người bị rơi vào vòng xoáy của công việc, của sự mưu sinh quá nặng nề. Chính cuộc sống bon chen, vất vã đã khiến cho các mối quan hệ của con người trở nên xa cách hơn, ít quan tâm giúp đỡ, sẻ chia với nhau hơn.

Những thói xấu hình thành nhiều hơn như thói đố kỵ, ghen ăn tức ở, thói sống ảo, và thói vô trách nhiệm với những người xung quanh , với người thân, thậm chí là vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Vậy thói vô trách nhiệm là gì? Thói vô trách nhiệm là sự hờ hững, lạnh nhạt không có trách nhiệm gì với những những lỗi lầm, với những vấn đề vốn thuộc trách nhiệm giải quyết của mình. Nó thường được thể hiện ra bên ngoài từ những thói quen sống, lối suy nghĩ lệch lạc. Bằng sự bàng quan dửng dưng trước một sự việc nào đó đang xảy ra cần sự giải quyết, cần sự chung tay góp sức của cá nhân nào đó nhưng họ lại bỏ mặc, cho rằng chẳng liên quan tới mình.

Những người vô trách nhiệm với bản thân mình thường là những người không đặt ra định hướng, mục đích sống nghiêm túc, tự do cho mình vào những chỗ ăn chơi, hưởng thụ không quan tâm tới tương lai, không quan tâm cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu ngày càng lún sâu vào những sai lầm tội lỗi như nghiện ma túy đá, nghiện game online, nghiện rượu, thuốc lá, trốn học…

Vô trách nhiệm với bản thân là gì? Những người vô trách nhiệm với chính bản thân mình thì thường vô trách nhiệm với những người xung quanh. Bởi ngày tới cuộc đời mình họ còn chẳng buồn quan tâm sẽ đi đâu về đâu thì làm sao mà nghĩ tới người khác như cha mẹ, anh chị em bạn bè được.

Vô trách nhiệm với gia đình là như thế nào? Trong xã hội chúng ta, bên cạnh những người vô trách nhiệm với chính mình, dẫn tới vô trách nhiệm với người xung quanh thì có những con người họ sống rất có trách nhiệm với bản thân mình. Luôn có mục tiêu sống, hướng đi rõ ràng, vạch ra mục đích thành công cụ thể. Và gặt hái được nhiều thành công trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nhưng họ lại mắc bệnh vô trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Những người đàn ông thành đạt trên thương trường giàu có về tiền bạc, nhưng lại vô cùng nghèo nàn về mặt tình cảm và đạo đức con người. Họ sẵn sàng bồ bịch, ngoại tình tình, có tiền thì chi cho những có gái trẻ đẹp. Trong khi đó, vợ con mình thì chẳng buồn quan tâm, xem sống như thế nào, con cái học hành ra sao.

Nhiều người con bất hiếu với cả cha mẹ. Mặc dù, họ làm giám đốc kinh tế dư giả nhưng vẫn để cha mẹ nghèo khổ, khó khăn, bởi họ có lối sống ích kỷ hưởng thụ chỉ muốn quan tâm tới thỏa mãn của mình còn không quan tâm tới người khác xung quanh mình, dù đó là những người thân yêu ruột thịt gần gũi nhất.

Vô trách nhiệm với xã hội là gì? Vô trách nhiệm với xã hội chính là những con người sống sung túc, sống thoải mái dư giả về tiền bạc, giàu có thành đạt trong sự nghiệp chỉ cần vung tay một cái thì có thể cứu giúp được rất nhiều người khốn khổ nghèo khó.

Nhưng họ không muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn đó. Ngoài ra, những người vô trách nhiệm với xã hội còn thể hiện ở việc họ kinh doanh hoặc làm ăn buôn bán nhưng chỉ nhăm nhăm vì lợi ích kinh tế của mình mà không quan tâm tới việc mình làm ảnh hưởng tới cộng đồng tới xã hội ra sao.

Ví như hành động xả chất thải công nghiệp trực tiếp ra sông biển, ra môi trường tự nhiên dẫn tới ô nhiễm môi trường trầm trọng. Khu du lịch nước biển không tắm được, cá chết hàng loạt khiến cư dân vùng biển hoang mang…

Hay những người buôn bán thực phẩm bẩn, họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận kinh tế mà không từ thủ đoạn biến những loại thực phẩm ôi thiu, hôi thối thành thực phẩm sạch nhờ công nghệ tẩy rửa hóa chất dẫn tới tỷ lệ người mắc bệnh ung thư của nước ta gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Đó chính là những hành động vô trách nhiệm với xã hội.

Nguyên nhân của sự vô trách nhiệm này do quan niệm sống sai lầm của nhiều người. Khi họ sinh ra trong một gia đình không được yêu thương không được giáo dục tử tế sẽ dẫn tới những tư tưởng sống lệch lạc. Khi lớn lên họ có thói quen sống ích kỷ chỉ biết nghĩ tới bản thân mình, nghĩ tới lợi ích của mình.

Nhiều người con khi nhỏ được cha mẹ nuôi nấng chăm bẵm vô cùng tử tế, yêu thương vô bờ bến. Nhưng khi người con lớn lên sẵn sàng đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, để chiếm đoạt tài sản, và sống theo ý mình. Nhiều người con do mải mê nghiện ngập những thói hư tật xấu cha mẹ khuyên răn không nghe xảy ra cãi cọ xích mích rồi án mạng xảy ra, nhiều người con sẵn sàng đâm chết cha mẹ mình để có tiền ăn chơi.

Vì vậy, việc giữ gìn truyền thống gia đình, giáo dục con cái tới nơi tới chốn. Cha ông ta thường có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” chính là như vậy. Khi một đứa trẻ được uốn nắn từ bé, được dạy những chuẩn mực đạo đứng sống đúng đắn có trách nhiệm thì sẽ trở thành một người tốt.

Cuộc sống con người ngày càng xô bồ hơn, những thói quen mới lối sống mở từ phương Tây du nhập vào nước ta, chính vì vậy đã làm biến chất một số bạn trẻ hiện tại. Lối sống thích hưởng thụ, muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng lười lao động, lười suy nghĩ học tập đang ngày càng ăn sâu bám rễ trong thế hệ trẻ hôm nay.

Lối sống ảo thích đua đòi tỏ vẻ sành điệu, muốn trở thành ngôi sao được vạn người tung hô cũng làm cho nhiều người có lối sống lệch lạc vô trách nhiệm. Họ sẵn sàng chụp ảnh khỏa thân, tung clip tình cảm lên mạng để được nổi tiếng gây ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, làm cha mẹ đau lòng…

Một xã hội lành mạnh, phát triển bền vững là một xã hội mà mỗi người chúng ta cần phải sống có trách nhiệm với chính mình, với người thân xung quanh mình và với cộng đồng. Có như vậy, xã hội của chúng ta mới trở nên tốt đẹp, tiên tiến hiện đại một cách thực sự được.

Bài văn mẫu số 3

Hằng ngày đi trên các ngả đường người ta gặp nhiều bích chương ngợi ca, bích chương cảnh báo, hình ảnh cảnh báo ở nhiều phương diện nhưng quả thật ít thấy bích chương hình ảnh nào cảnh báo thói vô trách nhiệm của những cá nhân, hoặc một tập thể nào đó trong khi nó “Như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội. về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự; thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp. thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hình ảnh cô cảnh sát giao thông đưa người già qua đường giữa làn xe tấp nập ở cung đường Nam Kỳ Khởi nghĩa - Võ Thị Sáu ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh mà các cơ quan thông tấn báo chí gần đây đưa tin là những hình ảnh thật đẹp về tinh thần trách nhiệm. Rõ ràng đó là những hình ảnh đẹp, nó toát ra từ nhân phẩm của cá nhân được rèn luyện nghiêm túc. Dù phải sống cùng với căn bệnh ung thư xương đang di căn từng ngày vào cơ thế nhưng Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân vẫn sống đẹp dù trong tuyệt vọng. Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư - mẹ Hân - canh cánh trong lòng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở mình với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày. Đó chính là một biểu tượng về tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình, không gục ngã trước nghịch cảnh dù đời sống của Ngọc Hân chẳng còn bao lâu nữa. Hình như em đã đang ở cuối con đường.

Bên cạnh những nhân phẩm cao đẹp về trách nhiệm sống thì vẫn còn đâu đó thói vô trách nhiệm làm bức xúc dư luận xã hội.

Thói vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. Những cán bộ có tài và có chức vụ cao ở huyện Hóc Môn và Gò Vấp đã và đang ra vòng móng ngựa thời gian vừa qua. Những khi còn tại vị chắc họ đã từng giáo huân nhiều vấn đề đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ cấp dưới, cho dân chúng địa phương nhưng rồi cuối cùng họ trở thành tội phạm tham ô. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 năm qua là phải đổi biết bao máu xương của cha, ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc này. Chúng ta cần phải “sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận” để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần tuyên chiến một cách dũng cảm nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả.

Bài văn mẫu số 4

Mỗi con người chúng ta được sinh ra và tồn tại trên thế giới này đều là một điều may mắn, mặc dù cuộc đời của mỗi người là hoàn toàn khác nhau song chúng ta có chung một trách nhiệm đó chính là trách nhiệm với cuộc đời của mình. Cuộc sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác, ngược lại, sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không đáng sống, bởi thói vô trách nhiệm không chỉ gây hậu quả đối với cá nhân mà còn cả những người xung quanh và toàn thể xã hội.

"Vô trách nhiệm" chính là không có trách nhiệm, thói vô trách nhiệm của con người ở mức độ cá nhân là vô trách nhiệm với bản thân, cao hơn là vô trách nhiệm với những người thân, bạn bè và mọi người xung quanh, cuối cùng là sự vô trách nhiệm với xã hội mà chính mình đang tồn tại trong đó. Người vô trách nhiệm sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt, họ luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống rất dễ nhận biết, thói hư tật xấu này như những cây cỏ dại, mọc lan rất nhanh và có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, bất cứ con người và hoàn cảnh nào nếu như nơi đó có điều kiện cho chúng sinh sôi, nảy nở.

Một con người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không quan tâm đến sức khỏe của chính mình, có ốm đau hay biểu hiện nguy hại gì cũng mặc kệ, không thăm khám hay kiểm tra tình hình sức khỏe cơ thể. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ "tới đâu hay tới đó". Đối với mọi người xung quanh, người vô trách nhiệm có thể vô tâm với chính người thân trong gia đình của mình, cha mẹ là người sinh ta ra nhưng đến khi ốm đau những người con lại đùn đẩy trách nhiệm trông nom cho nhau, không ai chịu chăm nom cha mẹ, ai cũng bày biện lý do để thoái thác trách nhiệm của mình.

Trách nhiệm của bạn bè với nhau là luôn giúp đỡ, động viên nhau cùng vươn lên nhưng với người vô trách nhiệm, họ lại thờ ơ trước khó khăn của bạn bè, không quan tâm hay nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm động viên, an ủi trước nỗi đau thương của bạn. Với những vấn đề của cộng đồng, xã hội, người vô trách nhiệm dường như không quan tâm, không chú ý tới, tách biệt mình ra khỏi những hoạt động chung. Hoặc nếu có tham gia vào những công việc chung khi xảy ra sự cố, sai sót sẽ chối đẩy, không nhận lỗi sai, cố tình đẩy trách nhiệm cho người khác. Quả thực một người có thói vô trách nhiệm kéo theo sự xấu xa, suy đồi về mọi mặt. Không chỉ làm cho chính họ mất đi những giá trị đạo đức làm người, tha hóa chính nhân cách của mình mà ngược lại còn ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh. Phải chung sống và làm việc cùng người vô trách nhiệm đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm và gánh hậu quả thay cho người đó, từ đó mà người vô trách nhiệm dần mất đi những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, bị mọi người chê trách, xa lánh. Vô trách nhiệm trong bất cứ nghề gì cũng khiến cho năng suất và chất lượng làm việc kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.

Thói vô trách nhiệm là thói xấu mà tất cả mọi người phải diệt trừ và tránh xa, chính cá nhân mỗi người phải có nhận thức rõ ràng về biểu hiện cũng như tác hại của thói vô trách nhiệm, đồng thời phải không ngừng đặt trách nhiệm của mình với cuộc sống lên hàng đầu. Với tất cả mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình, ta đều phải đề cao trách nhiệm của mình trong đó, sống có trách nhiệm chính là sống có ý nghĩa.

Bài văn mẫu số 5

Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhằm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chê đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ Axit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội nghị luận về biến đổi khí hậu

Tài liệu VietJack

Bài văn mẫu số 1

Kinh tế phát triển như vũ bão, có rất nhiều ngành nghề ra đời và đời sống của con người ngày cũng được khởi sắc. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy bên cạnh đó thì có rất nhiều vấn đề lo ngại đó chính là vấn đề về biến đổi khí hậu.

Vậy, đầu tiên chúng ta phải hiểu được biến đổi khí hậu là gì? Ta hiểu đó chính là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Điều này dường như cũng đã tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật sống trên Trái Đất. Sự biến đổi khí hậu này thực sự nó có thể là sự nóng lên của trái đất, hay đó cũng có thể chính là những sự dâng cao mực nước biển do tan băng. Đồng thời thêm một biểu hiện của nó cũng chính là những sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, đồng thời ta dường như cũng thấy được có cả những chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên cũng đã bị biết đổi không theo quy luật tự nhiên như trước kia nữa.

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy được rằng chính sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Và một trong những biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, kéo theo đó chính là nước biển dâng cao. Hoặc có thể chính là các hiện tượng thời tiết bất thường có thể kể ra đó chính là các hiện tượng như bão lũ, sóng thần, động đất, và ở đó cũng chính còn là hạn hán và giá rét kéo dài… Tất cả những điều này, dường như cũng đã dẫn đến thiếu lương thực. Nguyên nhân quan trọng nhất để dẫn đến sự biến đổi khí hậu này chính là những tác động của con người. Con người đã có những hành vi xả thải các chất thải, những nhà máy xả nguồn thải nhiễm độc chưa qua xử lý vào môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến với môi trường. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động kinh tế mà nông nghiệp với thuốc trừ sâu liều lượng vượt mức, sử dụng bừa bãi,… đã làm ảnh hưởng đến các sinh vật. Con người còn đã làm ảnh hưởng đến thảm thực vật rất lớn.

Có thể nhận thấy được rằng, chính những sự biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Và ta có thể thấy được cũng chính từ vài năm trở lại đây thì tất cả nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, đứng trước những thảm họa của thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Có thể kể ra đó chính là các hiện tượng như băng tan hai cực, sóng thần,… Quả thật ta như thấy được lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Không nói đâu xa thì ngay trên dải đất hình chữ S của ta cũng đã xảy ra những sự biến đổi bất thường theo chiều hướng cực đoan của thời tiết. Mùa đông như lạnh hơn và mùa hè nóng lên, không còn sự rõ ràng 4 mùa như trước đây nữa. Con người mỗi chúng ta cũng hãy tự ý thức về những việc mình làm có tác động gì xấu đến tự nhiên hay không. Thực sự thì việc biến đổi khí hậu không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Hãy chung tay và bảo vệ trái đất và bảo vệ chính chúng ta.

Có thế nói được rằng, đây cũng chính là một trong những hiện tượng phổ biến trong thời gian qua. Theo như con số thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ như cũng rất mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn. Tất cả như không theo những quy luật ổn định như trước đây nữa mà nó biết đổi không theo một quy luật nào càng khiến cho con người chúng ta có nhiều những bất lợi về sức khỏe cũng như đời sống kinh tế đặc biệt là trồng trọt – ngành mà phụ thuộc rất lớn về thời tiết.

Dễ nhận thấy được những sự biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai… Tất cả những điều này dường như cũng đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước. Lúc này đây thì chính kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những vậy thì lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân

Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu mà chúng ta có thể nhận thấy được. Đó chính là do những sự tác động của con người vào chính tự nhiên được coi là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi này

Mỗi người chúng ta cũng nên cần phải thật chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng nên kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế để có thể đứng ra cứu thế giới và cứu chính chúng ta. Các hoạt động như “giờ trái đất” như cũng là một hoạt động hay để giúp cho trái đất phần nào giảm thiểu được những sự biến đổi khí hậu.

Mỗi người hãy có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, chúng ta cũng nên hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Thực sự ta như thấy được có những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể thực sự có ý nghĩa rất là thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

Bài văn mẫu số 2

Cùng với nhu cầu phát triển, sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng cao của con người hiện đại kéo theo rất nhiều các vấn đề nguy hiểm đối với môi trường sống. Một trong những hệ lụy nguy hiểm ấy là nguy cơ biến đổi khí hậu mà hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở vẫn luôn nhắc tới.

Biến đổi khí hậu là gì? Chính là sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ khác thường so với tự nhiên, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, gây nên băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ lụt, động đất xuất hiện ngày càng nhiều hơn và với mức độ nghiêm trọng cao hơn . Nhìn đến thành phố Hồ chí minh , khi mỗi lúc trời mưa hay đến khi chiều về, cả thành phố lại chìm trong biển nước vì hiện tượng thủy triều lên. Đây là một minh chứng cụ thể cho vấn nạn biến đổi khí hậu ở nước ta.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Có thể là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các lớp hóa thạch, đất đá bị rạn nứt hay hiện tượng núi lửa phun trào cũng làm tác động nên phù sa của các con sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người. Với nhu cầu ăn ở, tiêu dùng nhà cửa tăng nhanh, con người sẵn sàng phá hủy rừng xanh để làm nơi cư trú. Khối lượng các nhà máy, khu công nghiệp nở rộ đồng nghĩa với lượng khí CO2, N20 thải vào trong không khí nhiều lên mỗi ngày làm cho tầng ozon của chúng ta dần bị thủng to hơn, dẫn đến nền nhiệt không khí tăng lên. Hiện trạng lượng rác thải sinh hoạt, sử dụng túi bóng nilon cả năm bị chôn vùi dưới đất cũng không bị phân hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Hiện trạng này kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và thiên nhiên.. Khi hệ sinh thái bị mất cân bằng, số lượng rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng cao làm tăng nguy cơ xói mòn, động đất sẽ gây nên cái chết của hàng trăm nghìn loài động vật và con người. Những vụ sóng thần ở Nhật bản, hay gần đây nhất là vụ lũ lụt ở Yên Bái đã cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, hoa màu của con người. Nó còn kéo theo các bệnh dịch nguy hiểm, có những căn bệnh con người chưa thể tìm ra phương thuốc để chữa trị. Rồi khi nhiệt độ không khí tăng cao, nóng bức ở cực Nam, cướp đi các tảng băng lớn của các chú gấu Nam cực, trong khi mùa đông ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người càng trở nên khó khăn hơn.

Hiện tượng cá chết trắng cả mặt biển, hay con người Bắc Kinh khi đi ra đường đều phải đeo mặt nạ khí Oxy vì không khí quá bẩn là những hệ quả bị gây nên từ biến đổi khí hậu. Gần đây, số lượng người bị căn bệnh ung thư tăng lên chóng mặt chỉ vì bị nhiễm chì, nhiễm bẩn từ nguồn nước.

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngay từ bây giờ. Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc, ngăn cấm chặt phá rừng đầu nguồn cần được triển khai nhanh chóng. Trừng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp săn bắn động vật trái phép, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Giảm thiểu sử dụng túi bóng nilon, các vật dụng khó tái chế, phân loại. Hiện nay, các nước tiên tiến đang tập trung sử dụng và phát triển nguồn năng lượng từ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên , khoáng sản cũng là một cách tích cực. Quan trọng nhất vẫn phải nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên truyền rộng rãi để cải thiện, bảo vệ môi trường sống.

Vì một trái đất luôn xanh - sạch - đẹp, là nguồn sống của chúng ta và biết bao thế hệ mai sau, tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà Trái đất này.

Bài văn mẫu số 3

Có một câu nói được khá phổ biến thế này: Con người đối xử với thiên nhiên như thế nào thì thiên nhiên sẽ đối xử với con người như thế ấy. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế, sự xuất hiện tràn lan của các khu công nghiệp và số lương ngày càng tăng lên của phương tiện giao thông, mặt trái của sự phát triển đang ngày càng đặt ra những thách thức khó giải quyết về môi trường đối với tất cả loài người trên địa cầu. Một trong những vấn đề nhức nhối nhất chính là biến đổi khí hậu.

Thực vậy, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại. Các nhà khoa học gọi chung nguồn gốc của những vấn đề ấy là Biến đối khí hậu. Vậy thực chất biến đổi khí hậu là gì? Theo định nghĩa của Công ước Khung Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.

Có rất nhiều biểu hiện của việc khí hậu bị biến đổi. Đặc trưng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu được thể hiện rất rõ ràng với việc nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên gây hiện tượng El-nino, sự tan băng trên diện rộng và mực nước biển dâng cao bất bình thường. Điều này gây nên những hậu quả không thể lường trước được đến chính đời sống con người trên mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Nguyên nhân trực tiếp gây nên những điều đó là hiệu ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp duy trì và phát triển sự sống ở trái đất. Nhưng dưới tác động của khí thải xả ra môi trường trong hoạt động sản xuất, phát triển công nghiệp, hiệu ứng nhà kính có diễn biến phức tạp và biến đổi theo hướng tiêu cực. Vậy nhưng đó chỉ là nguyên nhân trên bề mặt. Nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện lại chính là do con người. Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học, rồi khói và chất thải công nghiệp, chất thải đô thị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà không qua xử lí đã làm thủng tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên…

Tất cả việc làm của con người sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Rồi đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị diệt vong do chính những việc làm mà mình gây ra. Và điều đó đang xảy ra ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Trước tiên, biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Hậu quả là thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm. Và kéo theo là hàng loạt các vấn đề y tế, xã hội liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Không chỉ vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng cao bất thường đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Về kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

Chưa bao giờ giới y học lại bất lực trước các chủng loại virus, vi khuẩn như hiện nay. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.Hàng năm có khoảng hơn 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ dân số thế giới. Thậm chí ở một số quốc gia đã có sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh gây rối loạn cho việc nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng đang cùng chung một số phận như vậy.

Trong khi đang chờ đợi những quyết sách ở các cuộc họp bàn của các nhà khoa học, các nguyên thủ quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến bất cứ lúc nào.Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…Đặc biệt cần nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên – lứa tuổi gánh vác trên mình trọng trách của đất nước trong tương lai không xa.

Để có một tương lai tươi sáng, việc khắc phục và cải tạo thiên nhiên cần đặt lên hàng đầu. Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng có thể đẩy trái đất đi đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến đổi khí hậu – một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào khác.

Bài văn mẫu số 4

Trong những năm gần đây môi trường sống của con người ngày càng ngày càng khốc liệt bởi thiên tai, bão lụt, hạn hán ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nguồn nước ngọt nước biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân xảy ra những hiện tượng này là do sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn nạn đáng báo động của cả thế giới.

Biến đổi khí hậu chính là quá trình thay đổi về thời tiết, mưa, gió nắng nhiệt độ, độ ẩm trên trái đất. Biểu hiện của nó là sự nóng lên của trái đất, trong tương lai không xa vùng bắc cực những tảng băng lớn sẽ bị tan chảy gây nên hiện tượng lũ lụt và nước sẽ làm xóa sổ nhiều tỉnh thành, nhiều vùng miền trên trái đất, trong đó có vùng Quảng Ninh của nước ta.

Nếu như cách đây khoảng 20 năm nhiệt độ cao nhất của mùa hè ở nước ta chỉ rơi vào ngưỡng 35-36 độ C, thì nay nhiệt độ mùa hè của nước ta lên tới 40- 41 độ C, nắng nóng làm nhiều người mệt mỏi, giảm năng suất lao động. Ở những vùng nhiệt đới như Ấn Độ nhiệt độ tăng cao khiến cho nhiều người thiệt mạng…

Nhiều vùng ở nước ta như đồng bằng sông Cửu Long ruộng đất nứt nẻ, khô hạn kéo dài khiến những cánh đồng lúa của chúng ta không có nước tưới đã chết khô, thiệt hại kinh tế nặng nề. Người nông dân thì phải mua từng thùng nước ngọt từ nơi khác chuyển đến với giá cắt cổ thì mới có nước sinh hoạt.…Biến đổi khí hậu đang từng ngày từng giờ giết chết người dân chúng ta trên toàn trái đất.

Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu làm do con người ngày càng đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa những nhà máy xí nghiệp mọc lên như nấm, nguồn khí thải thải ra không khí gây ô nhiễm tầng khí quyển. Nước thải và rác thải công nghiệp thải ra sông ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

Chính những điều đó làm ô nhiễm trái đất dẫn tới sự biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc con người thường tàn phá rừng không thương tiếc đã gây nên biến đổi khí hậu. Bởi rừng giúp chúng ta thanh lọc bầu khí quyển. Để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu này chúng ta cần chung tay góp sức xây dựng lại hệ thống rừng, nhằm thanh lọc bầu không khí, cần có chính sách tích cực để nghiêm trị bọn lâm tặc luôn tìm cách phá rừng để trục lợi cho cá nhân mình.

Bên cạnh đó cùng nhau trồng thêm những cánh rừng mới. Đối với các nhà máy xí nghiệp chúng ta cần yêu cầu họ có phương pháp lọc rác thải công nghiệp trước khi thải ra không khí. Những doanh nghiệp nào vi phạm cần phải nghiêm trị đích đáng. Biến đổi khí hậu không phải chuyện riêng của quốc gia nào mà chung của toàn thể nhân loại vì vậy con người trên toàn nhân loại cần cần chung tay cùng nhau bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.

Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền nói rõ vai trò của con người trong việc phòng chống biến đổi khí hậu. Chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu bằng cách không xả rác bừa bãi, cùng nhau dọn vệ sinh môi trường nơi mình sống, trường học của mình.

Là một người Việt trẻ tôi hay các bạn chúng ta cần chung nhau chung sức góp sức nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta trong tương lai.

Bài văn mẫu số 5

Hiện nay khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, những hoạt động của con người tác động đến môi trường, đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối với loại người. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Diễn biến của nó như thế nào?

Biến đổi khí hậu chính là quá trình thay đổi của thời tiết, khí hậu, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Những biểu hiện cụ thể mà chúng ta vẫn thường nghe đến chính là hiện tượng trái đất không ngừng nóng lên, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan...

Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề "nóng" ở mỗi quốc gia. Hằng năm chúng ta vẫn nhận ra từng dấu hiệu nhỏ của nó qua việc trái đất nóng lên, sức nóng đến ngột ngạt. Vậy nguyên nhân do đâu.

Ngày nay con người với những phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại, có nhiều cống hiến cho nhân loại nhưng chính những điều đó đã ảnh hưởng hưởng nhỏ đến môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn...Chính con người đang lặng lẽ thay đổi khí hậu mà không biết.

Hằng năm ở mỗi quốc gia có rất nhiều cảnh báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu như tỉ lệ gia tăng dân số một cách khủng khiếp, dịch bệnh tràn lan, môi trường bị suy thoái trầm trọng. Tất cả đều nằm ở ý thức của con người. Họ đang phá hủy chính cuộc sống mà họ tốn công xây dựng một cách "giấu mặt" như vậy. Thực trạng này thật đáng buồn nhưng mà chưa thể có phương án giải quyết cụ thể.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những năm trở lại đây trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi lửa một cách dày đặc. những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát cho con người. Hơn hết có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chuyện biến đổi khí hậu là chuyện của quốc gia, chúng ta không thể giải quyết được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá nhân cụ thể sẽ quyết định đến việc ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Nhận ra được tác hại vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Bài văn mẫu số 1

Tài liệu VietJack

Hiện nay, khi mà cuộc sống con người ngày một phát triển và đủ đầy hơn, con người lại càng sống ỷ lại, sống ích kỉ với những người xung quanh nhiều hơn. Thói vô trách nhiệm dần dần ăn sâu vào nếp sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, đem lại những hậu quả vô cùng khôn lường.

Vô trách nhiệm chính là cách con người sống thờ ơ, ỷ lại vào người khác. Họ mặc nhiên cho rằng mọi việc xung quanh họ sẽ có những người khác giải quyết mà không cần đến mình. Thiếu trách nhiệm ở đây không chỉ là với xã hội xung quanh mà còn thiếu trách nhiệm với chính bản thân họ. Nói cách khác, đây là thái độ sống trái ngược với lối sống trách nhiệm, sống hết mình với bản thân cũng như xã hội. Luôn sẵn sàng trong những công việc khi ai đó cần tới sự giúp đỡ.

Một thực trạng đáng buồn rằng hiện nay thói vô trách nhiệm đang lan nhanh như một bệnh dịch khó kiểm soát, đặc biệt là trong giới trẻ. Nó có rất nhiều biểu hiện khác nhau như: họ chỉ nghĩ tới những lợi ích nhỏ mọn của cá nhân mà không quan tâm tới lợi ích chung. Sống ỷ lại, luôn nhờ cậy những người xung quanh. Bàng quang với cuộc sống, không quan tâm tới những vấn đề xã hội không liên quan tới lợi ích bản thân. Thậm chí, dù việc đó có liên quan tới họ thì họ cũng sẽ trông chờ vào sự giúp đỡ của một người khác. Không chịu nhận lỗi sai hay trách nhiệm về bản thân khi có chuyện gì xảy ra…

Có người đã từng nói đại ý rằng: Thói vô trách nhiệm giống như một loại axit đang dần ăn mòn cuộc sống của con người. Thật vậy, thói vô trách nhiệm của con người không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới toàn xã hội. Với bản thân những người sống vô trách nhiệm, họ sẽ bị chính thói vô trách nhiệm của mình làm cho vô cảm. Họ cứ mãi bàng quang với cuộc sống như vậy thì đến một ngày nào đó họ sẽ tự tách chính mình ra khỏi sự gắn kết của cộng đồng, trở thành những kẻ sống ngoài xã hội, lạc hậu và cô đơn. Những con người sống vô trách nhiệm vô hình chung sẽ tạo thành một thói xấu ảnh hưởng đến những người xung quanh. Và hãy thử tưởng tượng xem một xã hội với toàn những con người vô trách nhiệm, sống ý lại và thiếu ý thức tập thể thì xã hội ấy có thể phát triển được hay không? Rồi con người sống với nhau như những cỗ máy, không cảm xúc, không giúp đỡ. Cả xã hội tan ra như những mảnh ghép rời rạc không liên kết. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đạo lý “tương thân tương ái”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc ta từ ngàn xưa.

Vậy, nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh vô cảm này do đâu? Một trong những nguyên nhân có thể kể đến chính là sự phát triển tới chóng mặt của xã hội khiến con người bị cuốn vào những vòng xoáy của tiền tài, danh vọng, ăn chơi, hưởng thụ không thể dứt ra. Nó vô tình biến con người mất đi mối quan tâm tới những thứ khác. Bên cạnh đó, gia đình cũng nuông chiều con cái một cách thái quá khiến chúng có thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Ngoài ra, những tác nhân xấu bên ngoài như mạng xã hội cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành lối sống vô trách nhiệm.

Từ chính những hậu quả cũng như nguyên nhân trên, chúng ta phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng này. Phương pháp hiệu quả nhất xuất phát từ bản thân mỗi con người. Chúng ta phải có nhận thức được lối sống đúng đắn, chan hòa với mọi người cũng như trách nhiệm với bản thân và xã hội. Bố mẹ và nhà trường cần định hướng con cái lối sống lành mạnh, cởi mở và có ý thức trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người hãy là một tấm gương người tốt, việc tốt để chính bản thân mình cũng như những người xung quanh học hỏi và phấn đấu…

Cuộc sống càng phát triển thì con người càng phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn, thử thách. Nhưng đừng để những khó khăn ấy làm thay đổi con người bạn mà hãy sống bản lĩnh, sống trách nhiệm và yêu thương chính bản thân mình và những người xung quanh. Có như vậy, bệnh vô trách nhiệm sẽ chẳng thể lây lan đi đâu được nữa.

Bài văn mẫu số 2

Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.

Nghị lực sống của con người trước hết là bản lĩnh, sự cố gắng, sự kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều gian khổ.

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rơi nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.

Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn. Con đường đại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiện ước mơ của mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không. Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân.

Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.

Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng.

Bài văn mẫu số 3

Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.

Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công.

Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Vujicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai NGuyễn Sơn Lâm…

Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghị lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói ” hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”, Nick Vujicic từng nói ” Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”, chị Đặng Thùy Trâm từng nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.

Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở Đại học, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung zu Zung, chủ tịch tập đoàn Hyundai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyndai là cả một quá trình “gian nan rèn luyện mới thành công”.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án.

Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.

Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

Bài văn mẫu số 4

Bệnh dịch, chiến tranh,...đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.

Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao...Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều...Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng...Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần,... lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,...

Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bài văn mẫu số 5

Tài liệu VietJack

Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến "sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa... đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại".

Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất, tháng 3/2011, động đất và sóng thần đã làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El-Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan, Việt Nam (2010). Ngày càng nhiều làng "Ung thư" xuất hiện ở Việt Nam và thế giới... đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.

Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên... Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Theo lịch của người Maya năm 2012 là năm tận thế, nhà tiên tri dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng thần... nay đang trở thành sự thật.

Nhân loại phải hành động như thế nào?

Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người.

Vì tương lai của trái đất, của nhân loại, bạn và tôi hãy chung tay bảo vệ môi trường!

Xem thêm một số bài văn mẫu lớp 10 hay khác: 

TOP 10 Bài văn nghị luận xã hội về lối sống trông chờ của giới trẻ hiện nay (2024) HAY NHẤT

TOP 35 mẫu Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau (2023) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn nghị luận xã hội về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội (2024) HAY NHẤT

TOP 35 mẫu Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ (2023) SIÊU HAY

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!