Đề bài: Dàn ý Tả cây bàng
Dàn ý Tả cây bàng
Dàn ý mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về cây bàng mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trường của em có một khoảng sân ở giữa rất rộng. Đó là nơi chúng em vui chơi và tổ chức các hoạt động tập thể như chào cờ, biểu diễn văn nghệ. Dù là vào mùa hè nóng bức, sân trường lúc nào cũng mát mẻ, và chúng em không cần phải đội mũ khi ra sân. Tất cả là nhờ những cây bàng già được trồng ở trên sân trường.
b) Thân bài:
- Miêu tả hình dáng của các cây bàng trên sân trường:
- Cây được trồng cách nhau những khoảng trống bao nhiêu mét?
- Mỗi cây cao khoảng bao nhiêu mét? Phần thân to bằng đồ vật nào em thường gặp?
- Mỗi cây có bao nhiêu cành chính? Các cành này to lớn ra sao?
- Từ cành chính, các cành phụ mọc ra theo hướng nào?
- Lá bàng có hình dáng và kích thước như thế nào? Lá bàng rụng vào thời điểm nào trong năm?
- Quả bàng có hình dáng và kích thước như thế nào? Mọc theo chùm hay từng trái?
- Miêu tả hoạt động của con người với cây bàng:
- Hoạt động chăm sóc cây bàng: tưới nước, nhổ cỏ, tỉa cành, giệt sâu bọ, quét vôi bảo vệ gốc cây…
- Hoạt động vui chơi: vui chơi, sinh hoạt tập thể dưới bóng mát của cây…
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bàng mà mình vừa miêu tả
Dàn ý mẫu 2
a. Mở bài: Giới thiệu cây bàng mà em muốn miêu tả.
- Cây bàng đó được trồng ở đâu trên sân trường?
- Cây năm nay đã bao nhiêu tuổi? Đã gắn bó được bao lâu với ngôi trường và các thế hệ học sinh?
b. Thân bài: Miêu tả cây bàng:
- Cây bàng cao bao nhiêu mét? (có thể so sánh với các ngôi nhà, hàng rào, cột đèn điện…)
- Thân cây có kích thước như thế nào? Mọc thẳng lên trời hay nghiêng sang một hướng bất kì?
- Lớp vỏ trên thân cây có màu sắc gì? Có đặc điểm ra sao? Khi chạm vào có cảm giác gì?
- Cây gồm có bao nhiêu cành chính (mọc trực tiếp từ thân cây)? Kích thước và độ dài của cành?
- Cây có nhiều cành phụ hay không? Kích thước và độ dài của các cành con?
- Lá bàng có hình gì? Kích thước và độ dày của lá? Màu sắc của lá thay đổi như thế nào qua các mùa?
- Cây bàng vào mùa thu đông có gì khác cây bàng vào mùa xuân, mùa hạ? Sự khác biệt đó giúp cây bàng có đặc điểm gì thu hút học sinh?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây bàng
- Em thường cùng các bạn làm gì dưới bóng mát cây bàng?
- Em có hành động gì giúp bảo vệ cây?
Dàn ý mẫu 3
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về cây bàng mà em muốn tả.
- Gợi ý:
Mẫu 1: Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây xanh như cây hoa sữa, cây phượng, có cả cây xoài, cây sấu… Nhưng em yêu mến nhất chính là những cây bàng trầm tĩnh ở trên sân.
Mẫu 2:
Cây bàng ơi
Toả bóng tháng năm dài
Dưới vòm lá
Tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp
Rồi một sớm lớn khôn
Nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy.
Đó là những câu hát vô cùng ý nghĩa trong ca khúc Cây bàng của nhạc sĩ Trần Lập khi nói về cây bàng - người bạn đồng hành cùng bao thế hệ học sinh trên chiếc ghế nhà trường.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về cây bàng trên sân trường:
- Trên sân trường trồng tất cả 5 cây bàng, cây nào cũng cao lớn, vững chãi
- Những cây bàng này đều đã hơn mười năm tuổi, vì được đem về trồng trên sân từ hồi trường em mới thành lập
- Nghe bảo, những cây bàng đó do chính tay các thầy các cô cùng nhau trồng và vun xới
- Biểu cảm về cây bàng qua sự thay đổi vẻ đẹp trong 4 mùa, kết hợp với những kỉ niệm của bản thân:
+ Mùa hè:
- Lá bàng xanh mướt, xum xuê, dày đặc, tạo nên một cái ô xanh khổng lồ, che mát cho từng khoảng sân
- Dưới bóng mát ấy, là một thế giới tách biệt với cái nắng oi ả
- Em ngồi đọc sách, dò bài, chơi trò chơi… cùng các bạn dưới gốc cây
- Có khi, hái những chiếc lá to, già để làm quạt mát
- Chúng em thích thú với việc thu thập những quả bàng chín vàng, rồi đập vỡ quả, lấy phần nhân cơm trong đó
+ Mùa thu:
- Lá bàng chuyển sang màu vàng, rồi đỏ rực như lửa
- Cả cây bàng như ngọn đuốc lớn, đang cháy hết mình
- Mỗi khi gió thổi qua, lá cây lại thi nhau bay xuống như màn mưa đỏ
- Em thường cùng các bạn nhặt những chiếc lá bàng đỏ còn nguyên vẹn đem về cất giữ
- Đủ các trò chơi diễn ra dưới gốc cây mà chỉ mùa này mới có: xâu những sợi dây qua các chiếc lá bàng đỏ tạo thành món đồ trang trí hấp dẫn, nhảy nhót dưới màn mưa đỏ của lá bàng, chạy tới chạy lui làm đám lá khô dưới gốc cây bay tán loạn tạo nên âm thanh xào xạc vui tai…
+ Mùa đông:
- Lá bàng đã rụng hết, còn mỗi thân cây trơ trọi giữa nền trời
- Như những bộ xương khổng lồ cô đơn đứng giữa trời
- Dù cây không còn tán lá che mát, nhưng em và các bạn vẫn thích thú đứng chơi dưới gốc cây
- Những HS nghịch ngợm sẽ thi nhau leo lên những cành cây, rồi ùa chạy khi bị bác bảo vệ phát hiện
- Cuối đông là lúc màu thi cuối kì 1 bắt đầu, HS tất bật ôn thi khiến cho những cây bàng càng thêm cô đơn, quạnh quẽ
+ Mùa xuân:
- Trên thân cây, từng chồi non nhú lên, như những ngọn nến xanh ngọc
- Rồi những chồi non ấy nhanh chóng lớn lên thành những chiếc lá con con, rung rinh trong nắng
- Chào đón HS trở lại trường sau kì nghỉ Tết sung sướng
→ Suốt bốn mùa, cây bàng luôn đồng hành cùng những bạn HS. Cây chào đón mọi người đến trường, tạm biệt mọi người trở về nhà. Cùng họ trải qua bao vui buồn tuổi học trò.
3. Kết bài
- Những tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây bàng
- Những mong mỏi dành cho cây bàng trong tương lai
Dàn ý mẫu 4
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về cây bàng thông qua những câu thơ về cây bàng. Gợi ý:
Cây bàng lá nõn xanh ngời
Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu
Đường xa gánh nặng sớm chiều
Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi
Đêm qua em ngủ đi rồi
Thấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường…
(trích Cây bàng - Trần Đăng Khoa)
Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!
Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát…
(trích Cây bàng - Xuân Quỳnh)
Cây bàng đỏ lá mùa Đông
Chạm vào khắc khoải tuổi hồng ngày xanh
Con chim thương khẳng khiu cành
Tràn đông, buông tiếng mong manh gợi buồn...
(trích Khi cây bàng đỏ lá… - Đinh Thường)
Cây bàng đứng lặng
Một chút rung rinh
Hít thở mùi rơm ngày mùa no đủ
Đứng mát cho đàn trâu cạ sừng
Cây bàng vẫn đứng trông
Mầm xanh vươn ánh sáng khi mùa xuân thúc dục
Khi nhẹ nhàng trút lá vàng bay
Gửi lời buồn xuống đất im…
(trích Cây bàng - Bùi Sỹ Hoa)
2. Thân bài
- Giới thiệu, miêu tả, giới thiệu chung về cây bàng mà em muốn biểu cảm:
- Vị trí trồng, đã được trồng bao lâu rồi?
- Chiều cao, đặc điểm tán lá của cây bàng
- Cảnh sắc cây bàng thay đổi như thế nào qua các mùa trong năm…
- Biểu cảm về cây bàng
- Những kỉ niệm, gắn bó của em với cây bàng (về những ngày tháng học sinh, những giờ ra chơi, những buổi tâm sự với bè bạn…)
- Cảm xúc của em khi phải tạm xa rời cây bàng (nghỉ hè, nghỉ tết, chuyển trường, chuyển nơi ở…)
- Tình cảm của em trong giây phút gặp lại cây bàng sau những ngày tháng xa cách
- Kể lại một kỉ niệm/ một hình ảnh ấn tượng mà em nhớ mãi về cây bàng
3. Kết bài
- Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây bàng
- Mong muốn, lời gửi gắm yêu thương đến cây
Dàn ý mẫu 5
1. Mở bài:
- Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).
- Cây bàng do ai trổng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).
- Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua tám mùa hoa nở).
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao.
- Tán cầy rộng.
- Cây bàng như một cụ già lom khom.
- Tả chi tiết:
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
- Tả vẻ đẹp của cây bàng qua từng mùa:
+ Mùa xuân:
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn.
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn.
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt phủ kín cây bàng.
+ Mùa hạ:
- Cây bàng xanh um lá.
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi.
- Những chú chim đua nhau làm tổ.
+ Mùa thu:
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắt, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu, có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
+ Mùa đông:
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi, những cái u trên thân trơ ra với gió đông lạnh lẽo.
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sót lại.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng.
Dàn ý mẫu 6
1. Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
- Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
- Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
- Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
2. Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn nghèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
3. Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..
Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:
TOP 30 Bài văn Tả cây nhãn (2024) SIÊU HAY
TOP 50 Bài văn Tả cây chuối tiêu lớp 4 (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn Tả cây hoa mai (2024) SIÊU HAY