Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng
Đề bài: Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng
Dàn ý tham khảo
Mở bài
Giới thiệu khái quát về chuyến tham gian đó. Trình bày thời gian, địa điểm và tại sao lại có chuyến đi này.
Thân bài
Nêu các bước chuẩn bị trước khi lên đường đi tham quan. Ví dụ như đồ dùng cá nhân, sách bút để ghi chép. Cảm giác lúc này ra sao?
Chuyến tham quan di chuyển bằng phương tiện gì? Những hoạt động nào đã diễn ra, khái quát đôi nét về chuyến đi.
Trình bày một số ấn tượng về di tích đó.
Kết bài
Nêu lên suy nghĩ của cá nhân về chuyến đi thăm di tích lịch sử. Nó có bổ ích không, em học tập được những gì từ chuyến đi đó?
Một số bài văn mẫu hay
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng (mẫu 1)
Chúng em đã được học rất nhiều về vua Hùng và quá trình dựng xây đất nước của họ. Trong dịp nghỉ lễ vừa qua, trường đã tổ chức cho học sinh các khối lớp đi thăm di tích đền Hùng. Chuyến đi kéo dài trong hai ngày đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức mới.
Trước chuyến đi, ngay khi nhận được thông báo từ nhà trường, mẹ đã cùng em chuẩn bị rất nhiều thứ. Cảm giác hồ hởi, phấn khích xem lẫn tí thích thú khiến em càng mong chờ đến ngày đi. Chuyến hành trình khá dài, từ Hà Nội lên đến Phú Thọ khiến chúng em hơi mệt. Tuy nhiên, không khí dần được khuấy động bởi các anh chị hướng dẫn viên nhiệt tình. Chúng em bắt đầu lấy lại niềm vui thích ban đầu để hòa mình vào không khí chung.
Đền Hùng là nơi thờ phụng vua Hùng nhiều đời nay, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, tại đây sẽ được tổ chức lễ hội đền Hùng. Đây là một lễ lớn, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân. Có khá nhiều khách du lịch thập phương quy tụ về đây để thăm thú, tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Vào ngày nay mỗi năm, chúng em cũng được nghỉ để ăn giỗ tổ Hùng Vương.
Chuyện kể rằng, đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh ra bọc trăm trứng. Đây là những con người đầu tiên, là tổ tiên, nguồn cội của mình. Đền Trung là nơi các cuộc họp cấp cao diễn ra giữa vua quan. Mọi quyết định quan trọng đều được xem xét tại đây. Phía trên cùng cao nhất chính là đền Thượng, dùng để thờ cúng các vị thần. Nằm ngay bên cạnh đền này đền Giếng. Truyền thuyết kể rằng, đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ XVIII, là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa soi gương. Mỗi cảnh vật đi qua đều đẹp và để lại ấn tượng mạnh mẽ trong em. Từng khung hình, từng chi tiết em đều muốn ghi nhớ lại không sót một chi tiết nào.
Tiếp theo, đoàn dẫn chúng em vào tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý. Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câu chuyện, một bài học riêng. Đó là các chiến tích hào hùng của vua Hùng đánh đuổi quân xâm lược. Đó là tấm gương sáng của người chiến sĩ hy sinh quên mình để bảo vệ vua chúa. Một thời khói lửa có nhiều mất mát, đơn đau nhưng cũng để lại bài học quý giá. Đó là người con gái Mị Châu vì trao nhầm tin yêu cho Trọng Thủy để rồi mất nước và tay giặc ngoại xâm. Còn nhiều lắm những câu chuyện chúng em được nghe kể về các vua Hùng. Xa xa kia là hình ảnh Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đang trò chuyện với chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân tiên phong. Câu nói của Bác vẫn mãi vang vọng bên tai: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Trong chuyến tham quan này, chúng em được khám phá và trải nghiệm nhiều lễ hội vui của đền Hùng. Nào là lễ rước kiệu vua với những lá cờ nhiều màu, hoa và được khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống cực đẹp. Lễ dâng hương, chúng em thành kính kính cẩn nghiêng mình, thắp nén nhang thơm lên bàn thờ. Thầm cảm ơn sự hy sinh, vất vả của vua Hùng để giờ đây chúng em có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chúng em còn trở thành người chơi thực thụ trong các trò chơi như thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi….
Chuyến đi thăm đền Hùng là chuyến đi thú vị và cho em nhiều cảm xúc. Mặc dù thời gian tham quan không nhiều nhưng mỗi học sinh chúng em cũng đã có cho mình những cảm xúc riêng. Chúng ta phải trân quý cuộc sống này, trân quý những giá trị bản sắc văn hóa mà ông cha ta đã dựng xây. Chắc có lẽ, sắp tới đây, bài thu hoạch của em sẽ có khá nhiều điều mới mẻ. Bởi em đã đi và cảm nhận bằng hết những chân thành, nhiệt huyết di tích lịch sử đền Hùng.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng (mẫu 2)
Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích va giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.
Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc “Đại đoàn Quân tiên phong”, và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cường quốc ngoại xâm trong thế kỷ 20.
Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi…
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng (mẫu 3)
Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tôi đã có dịp đến thăm đền Hùng - một di tích lịch sử quan trọng của nằm ở tỉnh Phú Thọ.
Từ sáng sớm, tôi đã thức dậy để chuẩn bị. Khoảng năm giờ, tôi cùng bố mẹ bắt xe để đi đến đến Hùng. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Nơi đây vô cùng đông đúc, rất nhiều người về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Tôi cùng bố mẹ đến từng địa điểm để dâng hương.
Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và cùng với đó là các công trình phụ trợ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của đồng bào cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Đầu tiên, tôi được đến thăm đền Hạ - theo tìm hiểu đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị bao gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi. Tương truyền rằng đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.
Tiếp đến là chùa Thiên Quang, chùa xưa có tên gọi là “Viễn Sơn Cổ Tự” sau đổi thành “Thiên Quang Thiền Tự”. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Rồi đến đền Trung hay còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ miếu được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV, đền bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất gồm ba gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giáng cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.
Sau đó, chúng tôi lần lượt đến dâng hương tại đền Thượng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ở mỗi địa điểm, tôi lại được bố mẹ kể cho nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn.
Sau chuyến đi, tôi cảm thấy thêm biết ơn các vua Hùng và càng thêm tự hào về nguồn gốc của dân tộc.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng (mẫu 4)
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng 3
Truyền thống uống nước nhớ nguồn từ lâu đã là một đức tính tốt đẹp được truyền qua các thế hệ người Việt. Chính vì vậy cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm hàng triệu người con đất Việt lại trở về đền Hùng để cùng tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
Và thật may mắn, trong dịp lễ hội đền Hùng năm ngoái em đã có dịp đến thăm đất tổ thông qua chuyến du lịch thăm quan trải nghiệm do nhà trường tổ chức.
Tối hôm trước ngày đi thăm quan đền Hùng, cả đêm em đã không ngủ được vì hồi hộp khi mình sắp được đặt chân đến vùng đất linh thiêng đền Hùng. Sáng hôm đó em dạy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật cần thiết cho chuyến đi. Đúng 6h30 phút sáng, đoàn xe thăm quan của trường bắt đầu chuyển bánh. Trên xe thầy cô và các bạn ai ai cũng vui mừng khi sắp được đến thăm quan đền Hùng.
Đến 8h30 cả đoàn đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân xuống vùng đất địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng là một cảm xúc tự hào khôn tả. Bao quanh khu di tích là cảnh núi non hùng vĩ với nhiều cây đại thụ vững chãi như: thiên tuế, đa, trò, thông…
Điểm thăm quan đầu tiên cả đoàn bước vào là khu di tích Đền Hạ tương truyền là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Tiếp theo, em cùng thầy cô và các bạn leo tiếp để khu di tích đền Trung tương truyền xưa kia Vua Hùng bàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Nhìn ngôi đền đứng uy nghiêm giữa núi non đại ngàn trong tâm trí em như vang vọng lại tiếng nói của ngàn xưa, những buổi họp quan bàn việc nước của các vua Hùng. Tiếp theo, chúng em lại tiếp tục di chuyển đến đền Thượng, là nơi nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Thời xưa, vua Hùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiện nghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.
Sau khi thăm quan đền Thượng thì chúng em được tự do thăm quan trong khu di tích đền Hùng. Buổi chiều, đúng 3h cả đoàn lại lên xe trở về trường.
Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ đối với em cùng các bạn học sinh để tìm hiểu thêm về cội nguồn của mình cũng như nhiều thông tin bổ ích về khu dic tích đền Hùng cũng như con người và vùng vũng đất Phú Thọ.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng (mẫu 5)
Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.
Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.
Xem thêm một số bài văn mẫu 8 Kết nối tri thức hay khác:
Cảm nhận một chi tiết ấn tượng trong Quang Trung đại phá quân Thanh
Kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế