TOP 35 mẫu Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng (2023) SIÊU HAY

TOP 35 mẫu Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều ý tưởng mới, giúp học sinh làm văn lớp 10 tốt nhất.

Hướng dẫn Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

1. Chuẩn bị nói và nghe

a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

Lựa chọn văn bản đã hoàn thành trong phần viết: Nội quy, quy định của thư viện.

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Nhận xét chung về hình thức văn bản: tiêu đề, bố cục, in đậm, in hoa, in nghiêng, đề mục…

- Nhận xét tính hợp lý của các điều khoản, bổ sung những điểm có thể hoàn thiện hơn.

* Xác định từ ngữ then chốt

Theo tôi, theo ý kiến của tôi, văn bản này đã quy định, những điều khoản trong văn bản…

Phương tiện hỗ trợ

 Văn bản đã soạn thảo và trình bày trên giấy.

b. Chuẩn bị nghe

- Người nghe đọc lại các yêu cầu đối với văn bản nội quy, lắng nghe người nói giới thiệu về văn bản.

2. Thực hành nói và nghe

Người nói Người nghe
* Trình bày ý kiến:
- Mở đầu: Trước khi trình bày nội dung chính, cần thuyết minh cụ thể mục đích và bối cảnh sử dụng của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.
- Triển khai: Kết hợp giữa phần nói và phần trình chiếu văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh…
- Kết luận: Nhấn mạnh các điểm mấu chốt cần được trao đổi, thảo luận thêm.
- Nắm bắt đúng nội dung ý kiến của người nói.
- Nêu nhận xét về ý kiến tham gia thảo luận.
- Đặt câu hỏi để người nói làm rõ thêm về ý kiến đã phát biểu.

3. Trao đổi 

- Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm (tán đồng, bác bỏ, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng,...). 

- Thực hiện tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên các nội dung được nêu trong bảng sau: 

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Nêu được những yêu cầu về thể thức đối với một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.    
2 Nêu được nhận xét xác đáng về ưu điểm, nhược điểm của văn bản đưa ra thảo luận.    
3 Các ý tưởng được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục.    
4 Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng hợp lí.    
5 Thực hiện việc đối thoại với người nghe trên tinh thần hợp tác, tạo ra không khí thảo luận cởi mở, có tính xây dựng.    
6 Thống nhất được với những người tham gia thảo luận về phương án sửa chữa, hoàn thiện văn bản.    

Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng hay nhất

Bài văn mẫu số 1

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............ học sinh......... lớp......... trường……….

Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp rất nhiều các văn bản nội quy, quy định ở nơi công cộng: nội quy lớp học, nội quy câu lạc bộ, nội quy sử dụng thang máy, nội quy tham quan khu di tích... Việc đọc hiểu các văn bản nội quy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ quy tắc ứng xử trong những không gian công cộng, quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân để cùng hành động, nhằm tạo nên một môi trường an toàn, trật tự. Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn thảo luận về một loại văn bản nội quy chúng ta thường gặp. Đó là bản nội quy Thư viện.

Trước hết tôi sẽ trình bày lí do vì sao tôi lựa chọn văn bản này. Thứ nhất, đây là loại văn bản quen thuộc với chúng ta. Thứ hai, đây là một văn bản nội quy tương đối chỉnh tề và chuẩn mực, tuy nhiên vẫn có thể có những điểm chúng ta có thể thảo luận thêm để hiểu rõ hơn cách xây dựng và đọc hiểu một văn bản nội quy.

Như các bạn đã thấy, văn bản này được xây dựng theo đúng cấu trúc của một văn bản nội quy chung. Điểm này được thể hiện rõ qua bố cục văn bản: có tên tổ chức, tên của bản nội quy, lời dẫn, các mục nêu rõ yêu cầu, quy định, hành vi cần thực hiện, hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm… Nhìn chung, đây là một văn bản chuẩn mực, có cấu trúc sáng rõ. 

Tuy nhiên, các bạn có thể nhận thấy một số lỗi trình bày khiến mức độ quy định chặt chẽ của văn bản bị ảnh hưởng. Theo tôi, tên của tổ chức cần di chuyển sang góc trái của văn bản. Tên của bản nội quy cần được in đậm để người đọc tập trung và dễ nhận thấy hơn.

Bản nội quy được chia thành hai mục lớn, ký hiệu bằng chữ La Mã, mục I đưa ra các nội quy chung, mục II đưa ra thời gian hoạt động của thư viện. Có thể thấy hai mục lớn đã bao quát những điều thư viện cần thông báo và quy định tới người sử dụng, đồng thời trình bày được những thông tin mà người sử dụng thư viện cần quan tâm.

Chúng ta quan tâm nhiều hơn đến mục I. Nội quy chung trong văn bản này. Mục I chia thành ba mục nhỏ hơn, bao gồm các yêu cầu bắt buộc, giải quyết các trường hợp mất thẻ và hình thức xử lý các trường hợp vi phạm. Các điều khoản tương đối rõ ràng, khái quát, được tách thành các câu văn ngắn và gạch đầu dòng sáng rõ. Cá nhân tôi không có băn khoăn gì thêm về nội dung của văn bản nội quy này. 

Song, tôi có suy nghĩ về việc thay đổi hình thức trình bày để các điều khoản được tiếp nhận đầy đủ hơn. Các bạn có thể thấy việc ký hiệu các nội dung nhỏ hơn trong các mục 1,2 và mục 3 không nhất quán. Ở mục 1 và mục 2, ý nhỏ hơn được gạch đầu dòng, trong khi đó ở mục 3 có thêm các phần 3.1 và 3.1. Theo ý kiến của tôi, chúng ta có thể thay các gạch đầu dòng ở mục 1 và mục 2 thành các số 1.1, 1.2, 2.1, 2.2…, vừa để thống nhất cách trình bày trong văn bản, vừa có thể giúp người đọc nắm rõ số lượng điều khoản cũng như vị trí của từng điều khoản trong nội quy.

Trên đây là những khái quát của tôi khi đọc văn bản Nội quy thư viện trường THPT A. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn về những ý kiến thay đổi văn bản của tôi, cũng như được lắng nghe suy nghĩ của thầy cô và các bạn về văn bản này, để tôi có thể có được một cách hiểu cụ thể hơn đối với các văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng.

Bài văn mẫu số 2

Phòng GD & ĐT ….                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       

Trường ……                                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

NỘI QUY SỬ DỤNG THƯ VIỆN Ở LỚP HỌC

1. Bạn đọc của Thư viện

  Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

aKhi vào thư viện: báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.

b. Trong thư viện

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

c. Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

3. Sử dụng tài liệu Thư viện

Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

a. Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b. Mượn về nhà

 Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

4. Xử lý vi phạm

Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

5. Tổ chức thực hiện

 Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

                                                        …, ngày … tháng … năm ……..

 

Giáo viên chủ nhiệm                                                 Cán bộ phụ trách thư viện

 

(Ký tên, đóng dấu)                                                        (Ký và ghi rõ họ tên)

Bài văn mẫu số 3

SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BAN QUẢN LÍ DI TÍCH NHÀ TÙ HOẢ LÒ

 

NỘI QUY THAM QUAN DI TÍCH NHÀ TÙ HOẢ LÒ

Di tích Nhà tù Hoả Lò yêu cầu quý khách đến tham quan, các tổ chức, cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ trong khu vực di tích Nhà tù Hoả Lò thực hiện nghiêm các quy định sau:

1. Khách tham quan Di tích Lịch sử Nhà tù Hỏa Lò có thể đi theo đoàn hoặc đi lẻ. Các đoàn tham quan có thể liên hệ trực tiếp hoặc bằng điện thoại với ban quản lý. Số điện thoại liên hệ: 04.39342253; 04.39342317.

2. Khách vào tham quan di tích không mang theo chất nổ, chất cháy, hành lý mang theo phải gửi vào nơi qui định.

3. Cấm hút thuốc lá, di chuyển hiện vật.

4. Ô tô, xe đạp, xe máy của khách đến tham quan và đến làm việc để vào nơi qui định.

Điều gì chưa rõ hoặc trường hợp có sự cố, cần báo và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên phục vụ.

Chỉ cắm đặt hương, hoa ở khu tưởng niệm.

Giờ mở cửa: từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần

Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Cảm ơn và rất hân hạnh được đón chào quý khách đến tham quan khu di tích. 

Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng ngắn gọn

Nội quy Vườn Quốc gia Hoàng Liên

" Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững và giữ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp"
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý du khách đã yêu mến núi rừng Hoàng Liên và khát khao chinh phục đỉnh Fansipan huyền thoại. Với mong muốn gìn giữ Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản Asean phát triển bền vững, ngoài việc bạn là những nhà leo núi tìm hiểu khám phá, hãy cùng chúng tôi chung tay góp sức bảo vệ màu xanh cho tương lai. Hãy tuân theo Nội quy của Vườn Quốc gia khi tham gia các hoạt động du lịch trong khu vực

1. Mọi nghiên cứu khoa học, học tập, thu thập mẫu vật phải được phép của Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

2. Đi đúng tuyến, nghỉ đúng điểm như trong bản đăng ký tham quan.
3. Không xả rác, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Đề nghị quý khách mang theo rác khi ra khỏi rừng và bỏ vào nơi quy định.

4. Không mang túi nilon, chai nhựa vào rừng

5. Không hái lượm, thu thập mẫu vật trong rừng

6. Không săn bắn chim, thú. Không hái hoa bẻ cành.

7. Không đốt lửa trong rừng, không mang các chất dễ cháy, chất gây lửa, vũ khí, chất gây nổ, độc hại vào rừng.

8. Không gây ồn ào trên đường mòn khiến các loài thú hoảng sợ.

9. Không khắc viết chữ lên cây, lên vách đá.
* Một số việc nên làm khi đi bộ trong rừng
- Ngắm cảnh đẹp, núi rừng hùng vỹ của VQG Hoàng Liên
- Chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc
- Quan sát sự biến đổi của hệ sinh thái rừng
- Tìm hiểu về đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Không lấy gì ngoài những bức ảnh
Không để lại gì ngoài những dấu chân
Không vứt rác ngoài những thùng rác
Bạn là người lịch sự - Hãy mang rác ra khỏi rừng

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!