TOP 30 Bài văn Tả về lễ hội (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 30 Bài văn tả về lễ hội hay nhất hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em

Đề bài: Tả về lễ hội

Dàn ý: Kể về lễ hội

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
  • Ấn tượng của em về lễ hội đó.
  • Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.

b. Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
  • Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…)
  • Chuẩn bị về địa điểm…

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

c. Kết bài

  • Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Một số bài văn mẫu hay: Tả về lễ hội

Mẫu 1

Mỗi mùa xuân về, bố mẹ lại cho em về quê đi hội. Lúc mới đi qua đình đã nghe thấy tiếng nhạc. Nhạc vang lên làm cho mội người thấy vui. Lúc mới về đến nhà bà, em đã bảo mẹ cho ra đình chơi. Mẹ đưa em ra đến đình thì em thấy những trò chơi dân gian như là kéo co, đánh đu, chọi gà, ô ăn quan và nhiều trò khác. Trong đó, em thích nhất là trò chơi chọi gà. Có hai con gà đang đánh nhau, con này bay lên để cào con kia. Còn con kia mổ lại. Còn khán giả đứng xem thì hò reo cổ vũ. Cuối cùng hai con hòa nhau. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi. Trò chơi này vốn là một phần không thể thiếu của hội đình làng sau dịp Tết Nguyên Đán ở quê em, góp phần làm cho không khí thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Mẫu 2

Lễ hội đền Voi Phục diễn ra vào khoảng mùng 9 và mùng 10 tháng 2 âm lịch. Hội được tổ chức ở sân đền Voi Phục (Ba Đình, Hà Nội). Những người trong đội nghi thức mặc trang phục truyền thống trang trọng. Không khí vô cùng trang nghiêm. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Mọi người thường đến đây để cầu lễ cầu bình an, tiền tài… Hình ảnh lễ rước kiệu còn mang ý nghĩa kiệu thánh đi vi hành ban lộc ban phúc cho nhân dân. Lễ hội đã thể hiện truyền thống văn hóa đặc sắc của quê hương em.

Mẫu 3

Tài liệu VietJack

Cứ tới rằm tháng ba hàng năm, người dân làng Bá Dương Nội quê em lại nô nức tham gia hội thi thả diều. Theo lời bà kể, lễ hội này tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Nguyễn Cả, người con của làng đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, những người dự thi và khán giả đã đứng chật sân đình. Nhìn lên bầu trời, hàng trăm chiếc diều với nhiều hình dáng và màu sắc đang đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút suốt cả ngày. Diều nào bay cao nhất, âm thanh ngân vang nhất sẽ giành chiến thắng. Em rất yêu thích và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Mẫu 4

Nghỉ hè, em về quê thăm ông bà và được chứng kiến hội thi thả diều ở đây. Trên bãi cỏ rộng sau đê, mọi người cùng nhau mang diều đến để dự thi. Sau tiếng còi của trọng tài, những chiếc diều lần lượt cất cánh. Có người chớp cái đã cho diều lên cao tít, có người thì chật vật mãi mới đưa được diều lên. Sau một hồi thi đấu, diều của ai lên cao nhất và trụ lại đến cuối cùng sẽ là người chiến thắng. Cuộc thi diễn ra không quá đồ sộ, hoành tráng nhưng vẫn rất vui vẻ và ý nghĩa.

Mẫu 5

Trong những ngày lễ hội truyền thống của dân tộc ta, thì em thích nhất vẫn là Tết Trung Thu.

Ngày lễ ấy, được gọi với cái tên thân thương hơn là Tết Đoàn Viên. Bởi đó là ngày mà mọi người cùng quây quần bên nhau, trò chuyện và tâm sự về cuộc sống của mình. Em vẫn nhớ rõ như in không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày Trung Thu ấy. Trên sân gạch, ông bà và bố mẹ ngồi trên cái chiếu mới. Bày nào là bưởi, nào là roi, nào là nước chè xanh có khói nghi ngút. Hấp dẫn nhất, vẫn là chiếc bánh trung thu thơm ngon mà chờ mãi mới đến lúc được khui. Trong khi người lớn thảnh thơi ngắm trăng, thưởng trà. Thì đám con nít tụi em lại phấn khởi chạy vòng quanh xóm, no đùa vui vẻ với đèn lồng, mặt nạ. Tuy giản dị nhưng mà vui lắm. Đó là niềm vui mà chỉ ngày Tết Trung Thu mới có thể đem lại được.

Em mong rằng, dù cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, thì những ngày lễ truyền thống ý nghĩa vẫn sẽ mãi được gìn giữ trong lòng mọi người.

Mẫu 6

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

Mẫu 7

Tài liệu VietJack

Cuối tuần vừa rồi, nhân ngày 10 tháng 3 âm lịch, em đã được cùng bố mẹ tham gia hội Đền Hùng, Phú Thọ.

Lúc xuống xe, em choáng ngợp trước lượng người tham gia ngày lễ này, thực sự rất đông đúc. Ai cũng ăn mặc kín đáo, lịch sự. Các kiểu áo dài truyền thống, áo tứ thân được chọn sử dụng rất nhiều. Ai trên tay cũng mang theo những mâm lễ đẹp, đầy đặn để mang lên núi lễ các vua Hùng. Lúc ở dưới chân núi, mọi người cười nói rôm rả, đúng như một ngày hội. Nhưng khi bắt đầu đi lên gần tới đền thờ, ai cũng tự động nói khẽ lại, để giữ gìn sự trang nghiêm cho nơi đây. Phóng tầm mắt ra xa, em choáng ngợp trước núi non hùng vĩ, cùng những chiếc cờ lớn, sặc sỡ trang trí quanh đền. Nơi đây chứa đựng sự uy nghi, oai nghiêm của nơi thờ các vị vua Hùng đã có công lập nước. Sau khi lễ xong, mọi người xuống núi tham gia vào các hoạt động vui chơi khác. Ở đó có các trò chơi dân gian thú vị như kéo co, ném gòn, nhảy sạp… Và có các món ăn ngon của vùng núi rừng cùng các món đồ lưu niệm đáng yêu.

Kết thúc ngày hội, em trở về nhà với tâm trạng vô cùng vui vẻ. Đây thực sự là một ngày hội ý nghĩa và hoành tráng.

Mẫu 8

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.

Mẫu 9

Cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch là quê em lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Hội Cổ Loa được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trạng trọng như rước thần, tế lễ. Nhiều người đến hội Cổ Loa còn để cầu xin một năm mới bình an, tốt đẹp. Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, chọi gà… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước.

Mẫu 10

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới. Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức. Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.

Mẫu 11

Quê em nổi tiếng với lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay. Lễ hội đua thuyền đuôi én ở vùng ngã ba sông Mường Lay có từ lâu đời, bắt nguồn ở Mường Lay với phần lớn là đồng bào dân tộc Thái trắng sinh sống. Người Thái trắng có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Từ cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của dòng Đà giang hung dữ đến nay đã trở thành một hoạt động thể thao, vui chơi tập thể. Hội đua thuyền giữa các bản làng đầu xuân cũng bắt nguồn từ tập quán sinh sống đó và bên cạnh đó¸không khí hội hè vui vẻ cũng khiến tất cả mọi người thêm lạc quan, yêu đời hơn.

Lễ hội đua thuyền quê em đã được khôi phục và duy trì từ năm 2015, đến nay, lễ hội đã có điều kiện mở rộng về quy mô, số lượng, chất lượng, trở thành nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân, em rất tự hào về lễ hội truyền thống nổi tiếng quê mình.

Mẫu 12

Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng.

Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng. Đây là cũng là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội ở đất nước xinh đẹp Việt Nam.

Mẫu 13

Vào ngày rằm tháng giêng, em được theo bà tham gia hội xuân do làng em tổ chức.

Hội xuân được tổ chức ở đình làng. Từ mấy ngày hôm trước, mọi người đã trang trí và chuẩn bị sẵn các dụng cụ để ngày hội được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, khi em và bà đến nơi, đình làng đã thay đổi bộ dáng hoàn toàn, với những câu đối, tấm vải màu sắc sặc sỡ, tươi vui. Dọc lối đi, còn được đặt các chậu cúc vàng tươi. Các cửa nhỏ thì đặt các bình hoa mai vàng, hoa đào hồng thắm nữa. Trông tràn đầy sức sống. Mọi người đến chơi hội ai cũng mặc thật đẹp và tươm tất. Các chiếc áo dài, áo tứ thân được mặc nhiều hơn cả. Không ai bảo ai, mọi người tự chọn chỗ rồi ngồi xuống, nghe lời phát biểu của trưởng làng. Những lời chúc tụng thật ý nghĩa và chân thành khiến ai cũng vỗ tay vui mừng. Sau đó, mọi người tản ra tham gia các hoạt động khác nhau. Nơi thì nhảy sạp, bên thì đánh đu, góc thì ném pao… Sân bày bán các món ngon, đồ chơi, đồ kỉ niệm… cũng tấp nập không kém. Khắp nơi đều là tiếng cười, tiếng nói, rộn ràng vui tươi.

Lễ hội xuân là ngày hội vô cùng ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui và tạo nguồn năng lượng để cho người dân chuẩn bị bước vào một năm làm việc phía trước.

Mẫu 14

Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.

Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.

Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động. Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.

Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.

Mẫu 15

Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về, làng em lại tổ chức ngày hội mừng xuân.

Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của một năm. Địa điểm tổ chức, chính là tại bãi đất trống lớn ở trước làng. Ở đó, vào hôm trước khi diễn ra, người ta sẽ dọn dẹp sạch sẽ, và lắp đặt các thiết bị cần thiết như đèn chiếu sáng, các băng rôn, cờ, hoa, và cả mái che ở những nơi để loa âm thanh nữa. Chiều hôm trước khi diễn ra, các sạp hàng trưng bày, mua bán đã được soạn sẵn đầy đủ, chờ diễn ra lễ hội.

Ngày lễ hội xuân diễn ra, mọi người náo nức đến nơi tổ chức, ai cũng xúng xính những bộ trang phục đẹp nhất, cùng bạn bè, người thân đến xem hội. Chưa đi đến nơi, mà tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng cười nói đã kéo nhau đến bên tai, thôi thúc mọi người nhanh bước chân đến tham gia. Ở đó, có đủ các món ngon, món đồ lưu niệm xinh xắn. Có đủ các nhóm chơi những trò chơi thú vị, từ ném vòng, đánh đu, nhảy sạp, đến diễn xiếc… Tấp nập, rộn ràng vô cùng. Ai cũng chào nhau bằng nụ cười tươi vui, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp cho mùa xuân mới đến.

Tuy chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng lễ hội cũng đã đủ để đem lại niềm vui cho tất cả mọi người. Từ đó, lại có thêm động lực cho một năm học tập, làm việc hết mình, và lại chờ đón ngày hội xuân năm sau.

Mẫu 16

Quê gốc tôi vốn ở Hà Nội, nơi đây có rất nhiều lễ hội nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ, không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.

Mẫu 17

Tài liệu VietJack

Đất nước Việt Nam thân yêu của em rất giàu truyền thống lễ hội. Nhất là sau dịp tết Nguyên Đán, khi mùa xuân tới, đâu đâu cũng có lễ hội như Hội Lim - Bắc Ninh, hội Đền Gióng - Phù Đổng, hội Đền Hùng - Phú Thọ, hội Yên Tử - Quảng Ninh,… Trong các lễ hội đó, hội Đền Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Lễ hội Đền Gióng được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Sáng nay 30-1 (tức mùng 6), hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương trẩy hội đền Sóc (hội Gióng) tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hội Gióng chính thức khai hội, kéo dài đến hết mùng 8 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội. Ngay từ sáng sớm, người dân Phù Linh rước 8 lễ vật truyền thống của các thôn làng gồm giò hoa tre, ngựa sắt, voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng, cầu húc về khu di tích. Cuối cùng, mọi người sẽ đến cửa cung đền Thượng để xin tán lộc. Lễ hội diễn ra hết sức sôi động và nghiêm trang.

Em rất tự hào về lễ hội đền Gióng này. Lễ hội đã tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết. Qua đây em thấy được sự gắn kết tình yêu quê hương, sư tự hào của dân tộc Việt Nam. Em thấy yêu quê hương mình tha thiết.

Mẫu 18

Lễ hội mà may mắn em đã được tham dự, đó chính là lễ hội Đền Bia, đây là lễ hội thường được tổ chức vào mỗi dịp hai mươi tháng giêng hàng năm. Đền Bia là một ngôi đền nằm ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền thờ danh y Tuệ Tĩnh, một vị lương y nổi tiếng của Việt Nam. Lễ hội diễn ra với không khí thành kính, trang nghiêm. Đoàn rước tượng gồm mười lăm người. Trong đó có đoàn năm người rước kiệu của đại danh y Tuệ Tĩnh - một bức tượng màu đỏ ngồi uy nghi, trang nghiêm. Xung quanh chiếc kiệu là một tấm màn màu đỏ trông thật huyền bí. Những người đi bên cạnh, người thì cầm cờ, người thì đánh trống, đánh chiêng. Sau lễ rước, mọi người đều thắp hương rồi thành kính cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình. Đây là lần đầu tiên em được tham dự một buổi lễ hội như vậy. Chính vì vậy, em cảm thấy đây là một chuyến đi vô cùng bổ ích.

Mẫu 19

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:

TOP 50 Đoạn văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (2024) SIÊU HAY

TOP 30 Bài văn Kể về lễ hội trung thu (2024) SIÊU HAY

TOP 30 Đoạn văn kể về một trò chơi dân gian (2024) SIÊU HAY

TOP 50 Bài văn tả một đồ dùng cá nhân em thích (2024) SIÊU HAY

TOP 35 Đoạn văn kể về ngày tết quê em (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!