NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Đôi khi để thành công trong công việc không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết.
- Vậy đoàn kết có giá trị, như thế nào trong xã hội của chúng ta?
II. Thân bài
1. Giải thích (Đặt câu hỏi: Là gì?)
- Đoàn kết: nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.
2. Biểu hiện (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)
- Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc?
- Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc.
- Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại.
- Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Một số câu tục ngữ, ca dao tham khảo:
- Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
- Vì đồng lòng mà việc nhỏ thành lớn; vì bất hòa mà việc lớn thành tan vỡ.
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Dân ta nhớ lấy chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Chung lưng đấu cật.
- Nhiều tay vỗ nên kêu.
- Góp gió thành bão.
- Một hòn đắp chẳng nên non/Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Kề vai sát cánh.
- Đồng tâm hiệp lực.
3. Bình luận
- Phê phán, lên án những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác.
- Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết trong lớp. Có học sinh chỉ vì lợi ích cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp…
- Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình…
III. Kết bài
- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó.
Sơ đồ tư duy
Bài nghị luận mẫu
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 1
Từ thuở sơ khai, bởi con người biết tập hợp lại thành một tập hợp lớn, biết gắn kết sức mạnh của các cá thể bằng những nguyên tắc chặt chẽ đã làm nên sức mạnh to lớn nhất trên mặt đất và từng bước chinh phục thế giới tự nhiên.
Từ bài học đó, nếu bạn muốn có sức mạnh, muốn có thành công, nhất định bạn phải biết đoàn kết. Nếu bạn muốn đi được nhanh, bạn hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi được xa, bạn hãy đi cùng nhau. Một người không thể tạo ra cả thế giới. Nhưng nhiều người và rất nhiều người thì điều đó hoàn toàn khả thi.
Câu chuyện bó đũa là một trong những bài học sâu sắc nhất về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong kho tàng trí tuệ của con người. Chuyện kể rằng có một người cha ở cùng ba người con trai. Cả ba người con đều rất chăm chỉ làm lụng. Thế nhưng, hằng ngày, họ lại thường hay cãi cọ nhau chỉ vì những việc nhỏ nhặt. Việc ấy khiến người cha rất buồn lòng. Dù ông khuyên giải nhiều lần nhưng các con ông chẳng nghe. Người cha nghĩ cứ thế này mãi sao được, phải lấy thực tế để dạy chúng vậy.
Một hôm, người cha gọi ba người con lại và lấy ra một bó đũa đặt trên bàn. Người cha lấy một sợi dây chỉ đỏ buộc chặt những chiếc đũa vào với nhau rồi nói:
– Trong ba con, ai có thể bẻ gãy bó đũa này, người đó sẽ được cha để lại mọi thứ.
Dù bất ngờ và ngạc nhiên trước hành động của người cha nhưng ba người con trai cũng ngoan ngoãn làm theo. Dù đã gắng hết sức nhưng chẳng ai bẻ nỗi bó đũa đó.
Lúc này, người cha bèn tháo sợi dây ra, đưa cho mỗi con một chiếc đũa rồi nói:
– Bây giờ, các con thử đi, xem có bẻ được không?
Ông vừa dứt lời thì nghe thấy tiếng: Rắc, rắc… Cả ba người con đều bẻ gãy chiếc đũa trong nháy mắt. Người cha trầm ngâm giải thích:
– Các con cũng giống như ba chiếc đũa này. Khi bó nó lại, nó rất vững chắc. Khi tháo nó ra, nó rất mềm yếu. Nếu các con biết đoàn kết lại thì chẳng bao giờ bị thất bại. Song, nếu các con cứ suốt ngày chỉ biết cãi cọ, làm mất tình nghĩa anh em thì sẽ dễ bị bẻ gãy như những chiếc đũa kia. Sợi chỉ đỏ buộc những chiếc đũa lại với nhau chính là tình yêu thương mà các con có thể dành cho nhau. Hãy nhớ lời cha, khi cha không còn nữa, nhất định các con phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau. Không ai có thể chia rẽ các con trừ khi các con muốn làm điều đó. Đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh vô địch.
Cả ba người con trai đều đã hiểu lời người cha dạy. Từ đó trở đi, họ biết sống hòa thuận nhau, đồng tâm hiệp lực, làm gì cũng có nhau. Vì thế mà cuộc sống của họ ngày càng khấm khá, tươi đẹp hơn.
Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó sẽ tìm đến. Những cây liễu yếu ớt kiên trì lớn lên từng ngày cho tới một hôm tán lá của nó kết thành một bức tường chống lại cơn gió. Một cành củi khô sẽ bị cuốn trôi trong dòng nước nhưng nhiều cành củi khô kết lại với nhau đến một lúc nào đó nó sẽ làm thành bức tường ngăn dòng nước lại. Khi đứng riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Khi đứng cùng nhau, chúng ta là đại dương. Không ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta. Nhiều người chúng ta có thể làm được nhiều hơn là một số chúng ta, nhưng không ai trong chúng ta có thể làm được nhiều như tất cả chúng ta.
Bởi thế, không có gì đáng kinh ngạc khi bạn nhìn thấy cảnh hàng triệu con kiến nhỏ có thể xẻ thịt một con voi. Dòng nước mềm yếu có thể làm nên cơn cơn lũ khủng khiếp. Những hạt cát bé nhỏ có thể ngăn cách biển cả. Một cơn mưa có thể giải cứu cánh đồng đang kì khô hạn.
Sức mạnh của đoàn kết được kết hành từ tình yêu thương, niềm tin tưởng và lợi ích của tập thể và cá nhân. Không ai đoàn kết mà không có một mục đích nào. Muốn làm nên điều vĩ đại, chắc chắn, bạn cần có một tập thể vĩ đại.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 2
Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kết thành câu ca dao vô cùng quen thuộc:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Từ đó dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đẹp này. Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho nhiều cây thì có thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ… - những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: ”Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta. Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện được. Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn. Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa, tri thức. Vậy mà trong tập thể vẫn còn có “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết, từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Thái độ và hành động đó cần được phê phán. Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con người. Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm.
Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết. Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi người. Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 3
Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tốt rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống.
Đoàn kết có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Biết đoàn kết, giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn. Thiếu tinh thần đoàn kết, một tập thể lớn đến cỡ nào cũng sẽ trở nên yếu đuối.
Có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì nhất định sẽ dẫn đến thành công. Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập.
Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Điều này đã được chứng minh qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng.
Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Bằng những vũ khí thô sơ, nước Việt Nam nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại, tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta. Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện được.
Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác.
Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.
Bác Hồ từng khuyên đoàn kết tạo nên sức mạnh làm nên mọi chiến thắng. Bởi vậy, muốn thành công trong bất cứ việc gì, chúng ta phải đoàn kết lại. Tinh thần đoàn kết phải được xây dựng thường xuyên và liên tục để giữ vững sức mạnh của tập thể và cộng đồng.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 4
Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta ?
Đầu tiên, cần hiểu được khái niệm đoàn kết. Đó có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dễ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như khi ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lưng đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.
Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần gìn giữ và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hoà hợp với mọi người xung quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 5
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.
Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do Người đã đi hầu hết các nước trên thế giới nên Người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm.
Việt Nam là một nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời, truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều hành động và những tấm gương sáng, chính là liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam của chúng tà là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Lá lành đùm lá rách, Một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những phạm vi lớn hơn là đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân, người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là một dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng.
Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo nên bao nhiêu thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc.
So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân, coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo nên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta.
Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công” đã là kim chỉ nam cho mọi người học tập và noi theo, một sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.
Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay Chủ tịch Hồ Chí Minh – những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.
Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội. Trong xã hội xưa và nay, đều là những bài học xương máu, những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế, qua đó đã tạo ra cho mọi người niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng, về khối đại đoàn kết toàn dân.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 6
Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Chính tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giúp con người làm nên mọi thành công. Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội. Thực tế đã chứng minh nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng. Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc ta là biểu hiện sinh động cho sức mạnh tinh thần đoàn kết.
Khi đất nước có chiến tranh, toàn dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi. Khi đất nước hòa bình, toàn dân lại chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng. Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước. Để xây dựng và phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết, mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. Mỗi cá nhân cũng cần hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. Kiên quyết phê phán, lên án người không có sự đoàn kết, các cá nhân sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.
Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 7
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Những đức tính quý báu cũng như phẩm chất tốt đẹp đó vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay và được thế hệ bây giờ bảo vệ, phát huy tích cực. Một trong những tinh thần đáng quý của nhân dân ta phải kể đến chính là tinh thần đoàn kết.
Vậy thế nào là tinh thần đoàn kết? Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó khiến cho kết quả sau khi đoàn kết thường tốt hơn và thành công hơn. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước.
Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Tinh thần đoàn kết còn được thể hiện ở việc chúng ta cùng nhau chung tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, mỗi người một sự chia sẻ nhỏ tạo nên một thông điệp lớn. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy.
Tuy nhiên ngoài thế giới kia đầy rẫy những con người “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Bản thân em sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường và xã hội, thực hiện nghiêm túc điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy để xã hội này trở nên tốt hơn.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 8
Không có sức mạnh nào mạnh bằng tinh thần đoàn kết. Mỗi cá nhân nhỏ bé nhưng khi biết đoàn kết thì sẽ trở nên mạnh mẽ, có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách và làm được điều tưởng chừng như không thể làm được. Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.
Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công. Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội. Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Để xây dựng tinh thần đoàn kết, mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết đoàn kết. Họ sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. Có những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân. Những người như thế thật đáng bị lên án.
Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 9
Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và sống với nhau bằng tinh thần đoàn kết.
Tinh thần đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Người sống có tinh thần đoàn kết là những người sẵn sàng bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người, sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.
Bên cạnh đó, người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn đối với con người: Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời. Từ những ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết, mỗi chúng ta hãy sống và đoàn kết với nhau để đất nước này ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 10
Để khuyên nhủ con cháu sống với nhau bằng tinh thần đoàn kết, ông cha ta đã sáng tác câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Từ bao đời nay, câu nói này vẫn luôn đúng đắn và có vai trò, tác động to lớn đối với nhiều thế hệ con người. Đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy.
Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này ngày một rộng rãi hơn. Đất nước ta đã phải trải qua hàng nghìn năm đô hộ bởi giặc ngoại xâm, tuy nhiên ở bất cứ thời điểm nào, ông cha ta cũng một lòng một dạ đoàn kết, tạo nên khối sức mạnh to lớn đánh tan nhiều thế lực quân thù hùng hậu để giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Nếu không có tinh thần đoàn kết, chúng ta sẽ không có được sức mạnh, không có được sức mạnh, chúng ta sẽ không có được chiến thắng.
Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh”. Đoàn kết còn giúp con người ta sống tốt hơn, tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thử thách để không ai bị bỏ lại phía sau. Từ những ý nghĩa to lớn của đoàn kết, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, tự cô lập mình, tách mình khỏi khối sức mạnh chung để sống riêng lẻ,… Những người này cần xem xét lại thái độ sống của bản thân cũng như cố gắng hòa nhập với mọi người để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Tương lai rồi sẽ trôi thành quá khứ, những gì qua đi sẽ không lấy lại được, chúng ta hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, đoàn kết với nhau để thấy cuộc sống nhiều điều thú vị hơn.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 11
Yếu tố quan trọng nhất để làm nên một xã hội vững mạnh, tốt đẹp là gì? Đó chính là tinh thần đoàn kết, có thể thấy đoàn kết có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và cả xã hội nói chung. Tinh thần đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy.
Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Dù bất cứ trong thời kì, hoàn cảnh nào thì tinh thần đoàn kết cũng đều đóng vai trò to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Trong lớp học chúng ta không đoàn kết thì tinh thần học tập, thi đua sẽ không được nêu cao. Trong tập thể, công việc nếu con người không tương trợ nhau thì hiệu quả không tốt. Còn là một công dân của nước nhà chúng ta không đồng lòng cùng nhau chiến đấu thì sao có được nền độc lập, tự do.
Đoàn kết chính là yếu tố cốt lõi để đưa con người đi lên, đưa một tập thể trở nên vững mạnh. Là một người học sinh, trước hết chúng ta sống cần có tình yêu thương đối với mọi người, cùng nhau đoàn kết, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung lớn lao hơn. Sống và làm theo lẽ phải, luôn sẵn sàng vì một tập thể; chỉ có như thế bản thân chúng ta mới có thể tốt lên và nước nhà mới phát triển theo chiều hướng tích cực, văn minh.
Mỗi người chỉ sống một lần, hãy noi gương thế hệ cha anh dũng cảm với tinh thần đoàn kết hừng hực đi trước để có thể tạo nên được những giá trị to lớn, ý nghĩa cho cuộc đời.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 12
Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Sự đoàn kết từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết chính là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó.
Đoàn kết cũng là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước. Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có những con người chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Mỗi chúng ta dù chỉ một hành động nhỏ nhưng hãy luôn đoàn kết với mọi người xung quanh để khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 13
Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có thắng lợi. Tinh thần đoàn kết tạo sức mạnh phi thường mà trong điều kiện bình thường không thể có. Khi có sự chung sức và hợp tác, ta có thể đạt được những điều tuyệt vời. Không biết đoàn kết nhất định sẽ thất bại, thậm chí là bị hủy diệt. Trong lịch sử, có những dân tộc nhỏ bé vì biết phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết mà làm được những điều vĩ đại. Ngược lại, có những dân tộc hùng mạnh vì không biết đoàn kết mà sớm bị diệt vong.
Đoàn kết là tập hợp mọi sức mạnh, trí tuệ con người lại thành một khối mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để dẫn đến thành công. Tinh thần đoàn kết giúp chúng ta biến những cái không thể thành có, chỉ cần đến sự hợp tác của tất cả mọi người. Mục đích là nhằm đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn, cùng chung tay giúp đỡ người khác.
Sức mạnh tinh thần đoàn kết đã được thể hiện rõ ràng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đi qua hàng trăm năm lịch sử với biết bao nhiêu cuộc xâm lược của các nước đế quốc và láng giềng. Người dân Việt Nam vốn hiền lành và thân thiện, yêu chuộng hòa bình và không bao giờ thích xung đột. Khi cuộc sống thanh bình, họ vui thú với ruộng vườn, chăm lo hạnh phúc. Khi có giặc ngoại xâm, họ biết đoàn kết với nhau tạo ra một tập thể vững chắc để đánh tan mưu đồ của bọn xâm lược.
Thái độ hiền hòa và nhân nhượng của dân tộc ta có thể khiến cho kẻ thù chủ quan và khinh thường, sẵn sàng khởi binh xâm chiếm bất cứ lúc nào. Lúc ban đầu, chúng có thể đạt được mục đích nhanh chóng vì nhân dân ta chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Nhưng, sau đó, chúng thường bị đánh bại bởi nhân dân đã liên kết lại. Toàn thể dân tộc đồng lòng, quyết chí, sẵn sàng hi sinh tất cả để đánh giặc cứu nước. Tinh thần ấy khiến kẻ thù vô cùng kinh ngạc vì trong một thời gian ngắn mà dân tộc ta đã có thể tìm tiếng nói chung, ý chí chung, hình thành một mặt trận đánh giặc với tinh thần đoàn kết chặt chẽ, tạo nên một sức mạnh phi thường. Khi kẻ xâm lăng đã bị đánh tan, họ lại trở về với cuộc sống hiền hòa, bình dị vốn có. Sức mạnh đoàn kết lại trở về với thái tiềm ẩn trong nhân dân.
Đúng như câu nói “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”, tinh thần đoàn kết mãnh liệt của nhân dân đã đem lại chiến thắng cho đất nước, góp phần tạo nên một dân tộc ấm no, bình yên mà chúng ta được sống như hôm nay.
Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần đoàn kết vẫn được thể hiện rõ ràng. Những lần nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước âm mưu xâm chiếm của kẻ thù. Dù cuộc chiến này còn kéo dài nhưng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta cũng khiến kẻ thù phải dè chừng.
Khi nhân dân miền trung, miền Bắc hứng chịu thiên tai, bão lũ, nhân dân cả nước lại đồng lòng tương trợ, giúp đỡ nhau, san sẻ những gánh nặng mà những người gặp nạn phải chịu đựng, giúp đồng bào vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Rất nhiều quỹ quyên góp ra đời, hàng ngàn máy bay cứu hộ đã tới giúp đỡ, những chuyến hàng cứu trợ ngày đêm lên đường, hàng triệu tấm lòng được gửi đi, những lời động viên, ai nấy đều hướng về nhân dân ruột thịt đang trong cơn hoạn nạn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Người cũng nhấn mạnh rằng: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Một khi đoàn kết lại với nhau, chúng ta có thể phát huy được tài năng riêng của từng thành viên liên kết thành một sức mạnh lớn hơn. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người. Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Đó là một hành động thông minh bởi không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta.
Một khi đoàn kết, ta có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại. Mỗi chúng ta chỉ là một cá thể bé nhỏ trong xã hội này, nhưng nếu từng cá thể biết hợp tác, nắm tay lại với nhau, điều đó sẽ tạo ra một tổ chức to lớn, vững mạnh và đảm bảo hơn về mức độ thành công. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng đoàn kết chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng dẫn đến thành công.
Quyết liệt phê phán, lên án những kẻ phá hoại sự đoàn kết, gây chia rẽ tập thể. Cần chỉ trích thái độ và lối sống kiêu căng, tự cao, tự đại, chỉ sống cho bản thân mình mà không chịu hợp tác với bất cứ ai. Chính do sự “ảo tưởng” rằng bản thân là nhất, họ thờ ơ, vô cảm với công việc chung. Họ cố tách mình ra khỏi tập thể vì lo sợ những trách nhiệm chung. Đó là những người rất đáng chê trách.
Là một học sinh, chúng ta cần phải biết đoàn kết với nhau để tạo nên một tập thể vững mạnh, xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp, hiệu quả cao. Chính nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp cho mọi người đến gần nhau, yêu thương nhau hơn. Biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập, cùng phấn đấu để mai sau khi lớn có thể trở thành một công dân có ít cho đất nước.
Muốn đi nhanh hãy đi một mình. Muốn đi xa phải đi cùng nhau. Tinh thần đoàn kết là động lực mạnh mẽ giúp ta vượt qua khó khăn và là một truyền thống quý báu của dân tộc. Phải biết đoàn kết để cùng bảo vệ nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Có thể nói, chính tinh thần đoàn kết đã tạo nên sự hưng thịnh của mọi quốc gia.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 14
Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao về lòng đoàn kết.
Lòng đoàn kết là gì? Là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó. Đoàn kết cũng có khi chỉ đơn giản thể hiện ở những việc nhỏ nhặt hằng ngày, như cùng nhau giải một bài toán khó hay cùng nhau làm một bài văn hay. Và dĩ nhiên, kết quả sau khi đoàn kết thường tốt hơn, vì đó là ý kiến của nhiều người, từ đó chính sự đoàn kết là con đường, sức mạnh dẫn đến thành công.
Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chẳng phải chính tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn đã khiến nhân dân ta chiến thắng các cường quốc để giành lại độc lập, tự do. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Làn sóng dữ dội ấy đã lướt qua muôn vàn khổ đau, nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước. Chúng ta đã chiến đấu với những thứ ấy, chứ không phải với xe tăng đại bác hiện đại như các đế quốc, khiến những cường quốc vĩ đại phải nể phục, đầu hàng hoàn toàn. Hay là khi người anh em Trường Sa - Hoàng Sa gặp nạn, bị Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Chúng ta đã không e dè, sợ hãi trước một đất nước hùng mạnh mà đã cùng nhau lên tiếng đòi lại lãnh thổ, sử dụng các phương tiện truyền thông để lên tiếng bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Đó cũng là đoàn kết, nhưng ở mức độ lớn hơn. Như đã nói, đoàn kết cũng được hiển thị ở những việc làm nhỏ nhặt. Một cậu học sinh nghèo bị khuyết tật thèm muốn được đến trường như bao đứa trẻ khác, ước mong có một tương lai tốt đẹp. Tưởng chừng như điều đó là vô vọng nếu như cuộc sống này không ban cho cậu người bạn không thể nào tuyệt vời hơn. Chính người bạn đó đã cõng cậu đến trường suốt những năm cắp sách, đã cho cậu biết thế nào là tình bạn, đã thắp sáng ước mơ, hoài bão cháy bỏng trong tim cậu và quan trọng hơn hết đã cho cậu nghị lực để sống, để vượt qua sự không công bằng mà tạo hóa đã đối xử với cậu. Suốt những năm tháng đẹp nhất ấy, cậu bạn với dáng người gầy gầy trên lưng lúc nào cũng cõng theo cậu đi học, dù trời mưa hay nắng, dù cho mồ hôi có đầm đìa trên gương mặt, cậu bạn ấy đã là cái chân hoàn hảo nhất mà cậu có thể có. Vâng, cậu bé khiếm khuyết năm nào giờ đây đã trở thành một người thành đạt, đã có thể giúp đỡ lại cho biết bao nhiêu người. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy?
Vậy vì sao chúng ta lại phải đoàn kết? Nguyên nhân chính là đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Trước hết đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng được những công trình lớn. Một công ty sẽ đạt được nhiều thành công khi công ty đó có những nhân viên không chỉ có năng lực mà phải có lòng đoàn kết, cùng chí hướng vươn lên. Cũng như một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất. Là người mà có thể liên kết các thành viên lại một khối vững chắc. Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong khoa học đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Tóm lại, đoàn kết phải xuất phát từ những tổ chức nhỏ nhất, gia đình, xã hội, cộng đồng rồi đến nhà nước.
Ấy vậy, ngoài cái thế giới kia đầy rẫy những con người "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỷ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên hành tinh này không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi được. Các nước cứ tranh chấp liên miên thì trái đất này cũng không thể hòa bình, hạnh phúc. Cũng như trong lớp học, nếu học sinh mà chia bè chia phái, không giúp đỡ nhau trong học tập và lao động thì lớp đó sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nổi. Bởi lẽ đâu có ý kiến của mọi người để gộp thành sức mạnh to lớn chiến thắng tất thảy. Không những thế còn xảy ra những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Nếu như thế giới này đầy rẫy những con người như thế, thì xã hội này vẫn mãi lạc hậu mà thôi. Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Bản thân em sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường và xã hội, thực hiện nghiêm túc điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy để xã hội này trở nên tốt hơn.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 15
Để tạo nên một tập thể, cộng đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, cộng đồng. Đồng thời, cũng cần tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến thành công. Bởi thế, một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.
Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình.
Rèn luyện lối sống thân ái, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. Tương thân tương ai không chỉ là hành động mà còn là phẩm chất của con người. Giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống để tình cảm con người trở nên khăng khít, bền chặt và lâu dài.
Kiên quyết phê phán những hành động thiếu sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Kiên quyết phê phán những hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết tương trợ của tập thể và cộng đồng. Biết gắn kết tình cảm cộng đồng cùng làm việc và hướng đến những lợi ích chung nhất.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Họ sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của tập thể. Có nhiều người còn âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết của tập thể, cộng đồng, dân tộc. Những người như thế thật đáng bị lên án chỉ trích.
Sống phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Đoàn kết chính là nguồn cội tạo nên sức mạnh ở mỗi con người. Không đoàn kết thì sẽ sống cô lập, tách biệt với mọi người. Không biết tương trợ lẫn nhau thì cũng không được ai quan tâm hay giúp đỡ.
“Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 16
“Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lý vô cùng đúng đắn. Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất. Sự thống nhất này cả về tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung. Mục đích của đoàn kết là nhằm đem lại lợi ích và phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân quyết tâm bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hy sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở thành phẩm chất cao quý của dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.
Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn xong tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.
Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.
Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Đoàn kết là cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Dù là người có năng lực vượt trội hơn người khác đi nữa nhưng nếu thiếu tinh thần đoàn kết với tập thể, mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công. Thế nên, sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.
Đoàn kết là sức mạnh to lớn. Hồ Chủ Tịch từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Người cũng nhấn mạnh rằng: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Sức mạnh ấy là sự tổng hợp tài năng, tinh hoa, trí tuệ của mỗi cá nhân để giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người.
Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Tinh thần đoàn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau. Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ, gắn bó mật thiết lẫn nhau. Do đó, đoàn kết chính là chiếc chìa khóa vàng để dẫn đến mọi thành công. Phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, xã hội, tập thể. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh cùng hướng đến lợi ích chung, phát huy cao tinh thần tập thể.
Trong xã hội còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống cá nhân, ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích bản thân. Họ sống thờ, ơ vô cảm, không quan tâm đến cộng đồng. Người ích kỷ thường tách mình ra khỏi tập thể, né tránh những trách nhiệm chung. Những người như thế thật đáng chê trách.
Sống phải biết đoàn kết. Đoàn kết đem lại sức mạnh vô địch. Là học sinh chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích mai nay đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta. Phải biết đoàn kết để cùng bảo vệ nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Một khi con người không biết đoàn kết, không những không thành công mà còn phải nhận lấy những thất bại nặng nề trong cuộc sống.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 17
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho số nhiều thì có thể dựng nên những đồi núi trập trùng. Một cọng rơm khó làm nên ngọn lửa nhưng một bó rơm thì hoàn toàn có thể trở thành một ngọn đuốc lớn trong đêm tối. Câu chuyện về bó đũa mà người cha đã dạy cho các con của mình vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa thời sự đâu đây như nhắc nhở với con người rằng không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã dặn dò con cháu của mình sống trên đời cần phải biết yêu thương, nhường nhịn, đặc biệt là phải có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau.
Vậy đoàn kết là gì? Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân mình. Đoàn kết có ở khắp mọi nơi trong gia đình anh em hoà thuận, thương yêu, chia sẻ khó khăn với nhau, ở trường, các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, hợp sức lại để lớp đi lên; nhà trường quyên góp tiền cho đồng bào lũ lụt, giúp bạn nghèo vượt khó, tổ chức các cuộc thi như Hội khỏe Phù Đổng, Olympic để các hạn học sinh có thể phát huy tinh thần đồng đội của mình một cách mạnh mẽ nhất…
Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công. Nếu sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu. Nếu biết đoàn kết lại thì sẽ tạo nên được sức mạnh lớn lao. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ thời Hùng Vương đến nghìn năm chống giặc phương Bắc, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân ta trên dưới một lòng, “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” cùng nhau làm nên những kỳ tích. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, khó khăn gian khổ nhiều nhưng chính lúc ấy tinh thần đoàn kết, sự chung sức chung lòng là sợi dây thắt chặt tình cảm đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng ấp là một pháo đài. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc của tiếc công, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở lương thực, thực phẩm ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe ra tiền tuyến, tích cực phát động các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân… để giành được những thắng lợi vĩ đại khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, nghiêng mình.
Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức sôi nổi và tự nguyện ở khắp mọi nơi. Khi “khúc ruột miền Trung” oằn mình trong tang thương bão lũ năm 2010 thì nhân dân cả nước lại đứng lên quyên góp, ủng hộ, chia sẻ, động viên thăm hỏi cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều tổ chức, cá nhân đã xây dựng quỹ Vì người nghèo, Vì trẻ em chất độc màu da cam, Trái tim cho em… để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm của mọi người đối với mỗi mảnh đời, mỗi trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, mỗi hành động và việc làm đều thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Khi tất cả cùng hợp sức lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên một sức mạnh lớn lao, cao cả. Nó giúp chúng ta vượt qua tất cả gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một mình sẽ không dễ dàng vượt qua được. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo được một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với mọi người. Không những thế, ta còn được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống hơn.
Đoàn kết quan trọng là thế nhưng có nhiều người vẫn không hề biết đoàn kết là gì. Họ lợi dụng tinh thần đoàn kết không phải để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ mà để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Trong nhà trường hiện nay, nhiều nhóm học sinh chia bè phái, tẩy chay các bạn khác gây mất tinh thần đoàn kết ở lớp học. Có bạn thì chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân còn tập thể lớp ra sao thì mặc kệ. Chỉ vì sự ghen tức, ganh đua, ích kỷ cá nhân nhưng làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Những hành vi đó đều thật đáng lên án và cần tránh xa.
Dễ thấy tinh thần đoàn kết là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người và giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Hiểu được điều đó mỗi cá nhân chúng ta hãy đoàn kết, bạn bè phải quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; anh em trong nhà thì luôn thương yêu nhau, san sẻ những khó khăn cho nhau; ngoài xã hội thì tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ đồng bào ở các vùng bị thiên tai lũ lụt, những người nghèo, người già neo đơn hay khuyết tật… Hãy biết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” để vươn tới “Thành công, thành công, đại thành công” giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 18
Từ ngàn xưa, dân tộc ta luôn coi trọng tinh thần đoàn kết. Đó chính là sức mạnh đã giúp dân tộc ta vững bước đến ngày nay cho dù đã trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác và là một chân lý tồn tại muôn đời của dân tộc ta.
Đoàn kết là tập hợp các phần tử nhỏ lỗ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp hay ở trường, chúng ta đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu phấn đấu tốt, đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.
Nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Dưới sự giúp đỡ của những chuyên gia Liên Xô (cũ), những công nhân Việt Nam và những công nhân nước bạn cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang đến ánh sáng kì diệu cho nhiều nơi trên đất nước ta. Cùng như vậy, sự đoàn kết các (dân tộc trên đất nước Việt Nam làm cho chúng ta có sức mạnh tổng hợp, nhờ đó đã đánh thắng biết bao kẻ thù xâm lược mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn chúng ta gấp nhiều lần.
Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm nhóm trưởng đã đạt giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu, đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.
Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình, hạnh phúc. Cho nên các nước cần phải đoàn kết lại với nhau.
Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên. Cần có tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, khu phố cùng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn.
Tuy câu nói của Bác đã ra đời cách nay hơn nửa thế kỉ nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên và mang giá trị hiện thực sâu sắc. Ngày nay, công cuộc xây dựng xã hội hơn lúc nào cần phải quán triệt câu nói của Bác Hồ, để tất cả mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước.
Tất cả nhân loại trên thế giới này đoàn kết lại như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp hơn biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 19
“Đoàn kết là sức mạnh vô địch” - điều đó đã trở thành chân lý, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu ca dao đã cho ta một bài học quý báu và thực tế lịch sử của nước nhà cũng đã chứng minh được lời dạy trên.
Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù có to lớn đến đâu thì cái cây ấy cũng lẻ loi, chỉ là một nét rất nhỏ mong manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thành một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có gì lay chuyển được. Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết, sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời.
Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc hẳn chúng ta không quên được câu chuyện “Bó đũa”: Khi người cha lấy ra từng chiếc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế.
Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên Mông… đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này, cả ba miền đất nước, trẻ, già, gái, trai… cùng nhau góp sức chung vai gánh vác. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng… coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đoàn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, giành lại độc lập cho dân tộc và đất nước được thống nhất.
Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dựng đất nước nữa. Những công trình vỡ đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương án xây dựng đất nước… không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước.
Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, “chị ngã em nâng” thì đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước.
Tóm lại, câu ca dao là một lời dạy, một bài học quý báu: Sức mạnh của đoàn kết là vô địch. Cho nên đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần hiểu rõ: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 20
Để nói về tinh thần đoàn kết, ông cha ta đã từng răn dạy:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng.
Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Nó giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc long, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết còn giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Như vậy, đoàn kết không chỉ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá khứ mà còn nguyên những giá trị tới hiện tại và tương lai.
Chắc hẳn chúng ta sẽ không thể quên những năm tháng oanh liệt mà hào hùng của dân tộc. Suốt cả thế kỉ với dặng dài những phong ba bão táp từ một nghìn năm Bắc thuộc cho đến thực dân đế quốc bủa vây đô hộ, nếu như nhân dân ta không trên dưới một lòng, kề vai sát cánh thì thử hỏi những gì của hiện tại có còn diễn ra hay không. Một dân tộc nhỏ bé, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu thử hỏi lấy gì để chiến thắng được những đế quốc, thực dân hùng mạnh cả về diện tích lẫn kinh tế. Đó không gì khác chính là tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Từ người già đến trẻ nhỏ, cả nam cả nữ đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Có gậy dùng gậy, có mác dùng mác, không có gì ta dùng tay không đánh giặc là tinh thần mà những người con đất Việt mang theo. Thực tế lịch sử đã chứng minh trong suốt những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta. Những thanh niên xung phong lên đường ra trận mạc. Người già, phụ nữ ở nhà làm hậu phương tiếp viện. Rồi những phong trào toàn dân trong những thời kỳ khó khăn như “hũ gạo cứu đói” hay “ngày đồng tâm”…. Miền Bắc là hậu phương lớn còn miền Nam là tiền tuyến lớn, cả nước chung sức chung lòng, cùng nhau đứng lên đấu tranh đưa non sông về một dải.
Trong thời bình, tinh thần đoàn kết vẫn là điểm tựa vững chắc để đưa đất nước cùng phát triển từ một đống đổ nát sau chiến tranh đến một nước xã hội dân chủ vững mạnh cả về chính trị lẫn kinh tế. Hay các phong trào, các chương trình từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn vẫn luôn được duy trì và phát triển trong cộng đồng như chương trình “Trái tim cho em” dành cho các bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chương trình “Lục lạc vàng” trao tặng bò cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên, chương trình “Cặp lá yêu thương” hay các đợt từ thiện giúp cho đỡ đồng bào miền Trung chống lũ… Ngay cả các em học sinh nhỏ cũng được giáo dục tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách ngay từ khi còn trên ghế nhà trường qua các bài giảng cũng như những phong trào như “kế hoạch nhỏ ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó”,…
Tuy nhiên, ở góc khuất nào đó trong xã hội, ta vẫn bắt gặp những con người sống ích kỷ, thiếu tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người. Những người như vậy chính là những “vết rạn” của bức tường thành kiên cố là tinh thần đoàn kết.
Mất đi tinh thần đoàn kết, sống ích kỷ, con người sẽ tự gói mình lại trong vỏ bọc của sự cô độc, về lâu dài sẽ tự đẩy mình ra khỏi vòng tay xã hội, tự biến mình trở thành kẻ sống thừa. Một xã hội với toàn những con người như vậy thì thử hỏi có thể phát triển bền vững được hay không?
Bản thân mỗi người phải biết phấn đấu, biết nỗ lực để hoàn thiện bản thân, biến bản thân trở thành mảnh ghép, mắt xích trong hệ thống bền chặt của xã hội. Đoàn kết là của tập thể, nhưng bản thân mỗi người phải ý thức được sự đoàn kết thì tinh thần đoàn kết ấy mới được phát huy tối đa.
Đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng lớn lao, là truyền thống quý báu mà mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm gìn giữ và phát triển nó.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 21
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đôi khi con người muốn đạt được thành công trong cuộc sống không chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân, mà còn cần đến sự đoàn kết.
Đoàn kết vốn là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Cần phải hiểu được đoàn kết nghĩa là những cá nhân riêng rẽ cùng hợp sức lại với nhau, tạo nên một sức mạnh vững chắc để hoàn thành một công việc nào đó. Con người sinh ra không ai có thể sống cô độc. Mỗi người đều cần có sự hòa nhập với cộng gia đình và cộng đồng. Đôi khi, có những việc làm cần đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Đoàn kết là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công. Nhờ có tinh thần đoàn kết sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn, giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.
Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm nay, trong những ngày tháng đầy giông bão của năm 2020 - dân tộc Việt Nam đã biết học tập tấm gương của ông cha ta. Toàn dân đã đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, ATM khẩu trang, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân.
Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân. Nguy hiểm hơn nữa là trường hợp có những người đoàn kết lại để làm những điều xấu xa, vi phạm pháp luật. Ví dụ như, trong xã hội nhiều phần tử tội phạm cấu kết để buôn bán ma túy qua biên giới hòng kiếm những đồng tiền bất chính. Trong trường học, nhiều học sinh trong trường tụ tập đánh nhau gây mất trật tự nơi công cộng. Tất cả những hành vi đó đều đáng lên án và cần tránh xa.
Với tôi, một học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân. Cũng như nhận được sự yêu thương từ những người xung quanh khi biết giúp đỡ người khác. Đoàn kết trong học tập, lao động chính là việc làm cụ thể nhất của mỗi học sinh.
Tóm lại, đoàn kết đoàn kết chính là cội nguồn của sức mạnh, cũng là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Mỗi người cần ý thức được điều đó để duy trì và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 22
Trong xã hội của chúng ta, mỗi cá nhân con người đều là một tế bào quan trọng cấu thành nên xã hội. Giữa con người với con người luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết và chúng ta cần biết vận dụng mối quan hệ ấy một cách hiệu quả nhất để tạo ra những lợi ích nhất định. Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách giúp con người tồn tại. Đặc biệt, đối với dân tộc Việt Nam - đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
Để có được tinh thần đoàn kết, trước hết phải hiểu thế nào là đoàn kết? Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất. Sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết. Đoàn kết không chỉ tạo nên một cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất có sự vững mạnh hơn bất cứ một thành phần độc lập, riêng lẻ nào khác. Tinh thần đoàn kết trong con người được thể hiện rất cụ thể, đó là sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, cùng chung tay hợp sức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
Dân tộc Việt Nam chúng ta lấy tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, từ thời chiến đến thời bình tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn được phát huy. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, bất cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể nhân dân đều trên dưới một lòng, đoàn kết đồng lòng quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. Chẳng cần ai phải nhắc nhở ai, tự mỗi con dân Việt Nam ý thức được dòng máu đồng bào của mình, ý thức được nền độc lập tự do và bờ cõi của dân tộc, từ đó đoàn kết lại với nhau cùng đánh đuổi quân xâm lược. Có người ở chiến trường, có người ở hậu phương, có người tham gia đánh chiến có người lại làm tình báo, mỗi người tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng chung một lý tưởng cách mạng, chung một ý chí cứu nước. Chính nhờ tinh thần đoàn kết đó, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, có được nền độc lập hòa bình và tự do như hôm nay.
Khi sống trong hòa bình, dân tộc ta vẫn không đánh mất hay lãng quên đi tinh thần đoàn kết ấy. Trước đây là đoàn kết đấu tranh còn giờ đây là đoàn kết để xây dựng và phát triển, bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch nhăm nhe. Toàn dân cùng nhau tăng gia sản xuất, cùng giúp nhau xây dựng đời sống xã hội văn minh tốt đẹp, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ như phát động chiến dịch "Hướng về miền Trung" - cùng chung tay khắc phục thảm họa sau lũ lụt cùng đồng bào miền Trung, chiến dịch "Giải cứu dưa hấu", giúp đỡ bà con nông dân khi cơn lũ kéo theo mùa màng trôi đi. Sự đoàn kết còn thể hiện trong sự thống nhất đi theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng và quyết tâm chống lại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về câu nói "Ở đâu có đoàn kết, ở đó có thành công", đó chính là lời khẳng định về vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Hay như câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Sự đoàn kết giúp cho chúng ta có thêm nhiều nguồn sức mạnh khác nhau vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, mỗi cá nhân có mặt mạnh khác nhau nhưng chưa toàn diện, mà tổng hợp những mặt mạnh đó tạo nên tập thể có sức mạnh toàn diện, từ đó sẽ dẫn đến thành công. Cá nhân dù có hoàn hảo và toàn diện đến đâu nhưng thiếu sự đoàn kết sẽ khó đạt được mục đích. Chính vì vậy, chúng ta phải biết đoàn kết với nhau, phải biết hy sinh vì nhau hướng tới lợi ích chung nhất. Sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau là mấu chốt gây dựng tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực lên án, phê phán những thành phần sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.
Là một người học sinh, chúng ta phải nhận thức rõ được vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Để từ đó gây dựng một tập thể lớp đoàn kết, một ngôi trường đoàn kết và rộng hơn là một xã hội đoàn kết. Chúng ta đoàn kết không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn vì lợi ích lâu dài là bảo vệ và phát triển đất nước.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 23
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên đã liên tục vượt qua trở ngại để giành độc lập dân tộc. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc và hơn thế nữa đã được đúc kết thành một chân lí giàu hình ảnh qua hai câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Phải chăng bài học quý báu ấy đã được thực tế cuộc sống và lịch sử chứng minh là có thể mãi mãi là phương châm tốt đẹp cho chúng ta?Người xưa đã quan sát thực tế, mượn hình ảnh thiên nhiên để so sánh với con người. Thực vậy, một cây đứng riêng lẻ, dù có to đến đâu, vẫn rất đơn chiếc so với một rừng cây và tất nhiên, càng nhỏ bé đối với thiên nhiên bao la, đối với vũ trụ mênh mông. Do vậy, trước gió bão to lớn cây đó có thể bị bẻ gãy. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá tạo thành một khoảng rộng hơn có thể nương tựa nhau trước sức gió mạnh, rễ cũng đan xen để cùng bám chặt đất nên khó bị bật rễ. Tất cả tạo thành một sức mạnh mới, một sức mạnh bề thế, vững chắc, tương tự như hòn núi cao.
Qua các hình ảnh quen thuộc và cách ví von có phần cường điệu nói trên, câu ca dao gợi một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự hợp quần, là tinh thần đoàn kết của tập thể con người. Nếu sự gắn bó của loài cây kia tạo nên sức mạnh thì tại sao con người lại không đoàn kết, gắn bó với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp để dễ dàng thành công? Đó chính là lời khuyên nhủ chân tình, là ý nghĩa thiết thực mà người xưa muốn gửi gắm đến chúng ta.
Trước hết, trong thực tế cuộc sống, sức mạnh tập thể đã nhiều lần giúp ta vượt qua trở ngại về vật chất lẫn tinh thần. Một con đê núng thế cần rất nhiều bao đất, cần rất nhiều bàn tay, công sức của toàn thể nhân dân. Một con bệnh ngặt nghèo cần được tập thể bác sĩ hội chẩn, tìm phương cứu chữa. Nhiều bộ óc và tài năng tập hợp lại mới có những kết quả tốt đẹp và chính xác về công trình khoa học lớn lao...
Tinh thần đoàn kết không những giúp cho ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, trong lao động để đi đến thành công mà còn rất cần thiết trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước hiểm họa ngoại xâm. Lần giở những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta rất đáng tự hào. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên - Mông...
Ta cũng không quên câu chuyện kể về một người cha gọi các con mình lần lượt đến và đưa cho một bó đũa rồi bảo từng người bẻ bó đũa ấy. Từ người anh lớn nhất đến đứa em út đều không ai bẻ gãy được! Bấy giờ người cha liền tách bó đũa ra để bẻ từng chiếc một. Và ông giảng giải: “Các con đều thấy, chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết đùm bọc lấy nhau”.
Ngay từ trong gia đình, nếu ta yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cả gia đình được thuận hòa, hạnh phúc, ở xóm làng, nếu biết một lòng đoàn kết ấy cả sẽ yên vui, những tệ nạn xấu xa như ma túy, trộm cắp khó lòng xâm nhập. Nếu người dân cả nước biết phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực thì hoạn nạn nào không được khắc phục, khó khăn nào không thể vượt qua?
Tóm lại, đến đây, hẳn chúng ta đều công nhận giá trị quý báu của lời dạy "Ba cây chụm lại...". Đoàn kết là sức mạnh vô địch là phương châm sống và hành động để tồn tại và hạnh phúc.
Nghị luận về tinh thần đoàn kết - Mẫu 24
Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tố rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống. Đoàn kết có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện.
Biết đoàn kết, giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này. Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình. “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
Xem thêm những bài nghị luận hay nhất tại đây:
TOP 20 bài văn Nghị luận về hiện tượng nói tục, chửi thề (2024) SIÊU HAY
TOP 20 bài nghị luận xã hội về đức tính trung thực 2024 SIÊU HAY
TOP 40 mẫu Nghị luận về lòng hiếu thảo (2024) SIÊU HAY
TOP 20 bài nghị luận về nói chuyện riêng trong giờ học 2024 HAY NHẤT
TOP 20 bài nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi 2024 HAY NHẤT