TOP 3 Đoạn văn Suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản Dọc đường xứ Nghệ (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu đoạn văn Suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản "Dọc đường xứ Nghệ"

Dàn ý Suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản Dọc đường xứ Nghệ

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về bối cảnh mở đầu văn bản.

- Thân đoạn: Tóm tắt dựa trên nội dung khái quát, cốt lõi của văn bản.

+ Hai anh em Mon và Mên trằn trọc giữa đêm mưa vì lo cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông.

+ Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mon và Mên.

Cảm xúc của hai anh em khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.

- Kết đoạn: Chi tiết kết thúc văn bản.

Một số đoạn văn mẫu hay: Suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản Dọc đường xứ Nghệ 

Mẫu số 1

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. Cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Từ đó suy nghĩ về cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích, sau này tiếp bước ông cha xây dựng và kiến thiết đất nước thêm tươi đẹp. 

Top 10 Suy nghĩ của em về văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Mẫu số 2

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán…), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận.

Mẫu số 3

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Qua lời kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Cũng từ đó, em văn bản gợi cho em suy nghĩ về việc cha ông ta đã bảo vệ đất nước từ ngàn xưa, con cháu ta ngày nay phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ đất nước

Tác giả, tác phẩm Dọc đường sứ Nghệ

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Tên thật: Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An

2. Sự nghiệp

- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa

- Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Trích tiểu thuyết Búp sen xanh

b. Bố cục (3 phần)

- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy

- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.

- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn

- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.

c. Thể loại: tiểu thuyết lịch sử

d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người

- Bài học: Qua các câu chuyện lịch sử, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông đồng thời nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về nguồn cội, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, gửi gắm những bài học lịch sử sâu sắc

- Lối viết tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!